Chuyên đề: Thiên đường xanh thẳm


Năm 1865, tác phẩm “Alice ở xứ sở diệu kỳ” ra đời, được coi là “đã thay đổi vĩnh viễn nền văn học dành cho trẻ em”. Còn ở Việt Nam, nhà thơ Vũ Ngọc Bình, tác giả bản dịch “Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn”, cũng là người viết cuốn tiểu luận “Đôi điều tâm đắc” về văn học thiếu nhi, khẳng định “ông tổ” của nền văn học trẻ em Việt Nam là nhà văn Tô Hoài với tác phẩm kinh điển “Dế mèn phiêu lưu ký” in lần đầu năm 1941. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới “Tủ sách hồng” của Tự Lực Văn Đoàn những năm 1940.

Từ đó tới nay, biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ, dịch giả… đã lặng lẽ tô điểm tâm hồn cho những đứa trẻ, để chúng lớn lên mang trong mình một mảng ký ức ngọt ngào về một thế giới, mà nói theo chữ của nhà văn Pierre Gamarra là “Thiên đường xanh thẳm”…

Tổ chức chuyên đề: Vũ Thủy

Minh họa: Bút Chì

Các tin liên quan khác:
– Những người bạn bước ra từ trang sách ố vàng
– Vì cùng tần số rung động
– Người đặt tên cho Mít Đặc
– Không có ước mơ trẻ con không còn là trẻ con
– Alice ở xứ sở diệu kỳ
– Totto-chan cô bé ngồi bên cửa sổ
– Dế mèn phiêu lưu ký
– Những ô cửa, những người bạn

 


From the same category