Vì vậy, đừng thắc mắc vì sao bạn đã bổ sung đủ hàm lượng các loại khoáng chất bạn biết nhưng vẫn cảm thấy không có được sức khỏe toàn diện. Đó là vì cơ thể vẫn chưa được bổ sung đủ khoáng chất cần thiết.
Bo
>>> Lợi ích: Có vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các loại khoáng tố đa lượng như canxi, phốt-pho, ma-giê, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, giòn xương, cứng khớp. Bo cũng được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các tế bào ác tính, mầm mống gây ung thư.
>>> Nguồn thực phẩm: Cà-phê, rượu vang, táo, lê, lạc, nho, cam, các món salat, các loại đậu, chuối và súp lơ xanh, hoa quả khô, đậu nành.
Phốt-pho
>>> Lợi ích: Tốt cho tiêu hóa, giúp xương và răng chắc khỏe, duy trì năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày, bảo vệ mắt (giống như vitamin A).
>>> Nguồn thực phẩm: Tôm, sò biển, sữa, rau câu.
Iốt
>>> Lợi ích: Là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hóc-môn điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, hệ tiêu hóa, da-lông-tóc-móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động… Thiếu iốt sẽ gây mệt mỏi, giảm khả năng lao động, dẫn đến bệnh bướu cổ và nhiều bệnh về tuyến giáp khác.
>>> Nguồn thực phẩm: Bánh mì, hành, rau xanh nhiều lá, cá.
Kẽm
>>> Lợi ích: Tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa gluxit, protein và axit nucleic, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và hồi phục của các tế bào, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do. Kẽm vừa là chất bảo vệ chống ôxy hóa, vừa cải thiện khả năng sinh dục của nam giới, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
>>> Nguồn thực phẩm: Kẽm được tìm thấy trong thịt, cá, động vật nhuyễn thể (sò, ốc) hải sản và đặc biệt là trong con hàu. Ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm, nhưng giống như sắt, cơ thể thường khó hấp thu được kẽm từ thực vật. Bên cạnh đó, ngô hạt, mầm đậu nành là những loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu kẽm.
Crôm
>>> Lợi ích: Có tác dụng ổn định tỷ lệ đường trong máu, cải thiện tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường, gia tăng hàm lượng cholesterol có ích (HDL), ngăn ngừa tích tụ mỡ trong các mạch máu, chống xơ vữa động mạch, điều hòa và giảm huyết áp ở người cao tuổi, bảo vệ tim mạch, giảm béo phì.
>>> Nguồn thực phẩm: Gan bò, lòng đỏ trứng, men bia, ngô, khoai tây, bánh mì đen, đậu xanh, nấm, thịt bò, lạc, đậu đỏ.
Selen
>>> Lợi ích: Tham gia vào quá trình ngăn ngừa và bảo vệ sự tổn thương màng tế bào bởi các gốc tự do. Nồng độ selen thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp, các bệnh truyền nhiềm và những căn bệnh liên quan đến các tổn thương do tăng gốc tự do ôxy hóa như lão hóa sớm và đục thủy tinh thể.
>>> Nguồn thực phẩm: Quả hạch, ngũ cốc, thịt, cá, hạt hồ đào, trứng, hải sản.
Ma-giê
>>> Lợi ích: Được đánh giá là khoáng tố thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện hầu hết các hoạt động cơ bản, tham gia vào việc duy trì hoạt động tại hầu hết cơ quan trong cơ thể: hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hệ cơ, thận, gan, não bộ và các tuyến sản sinh hormone. Ma-giê còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hay chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm như hen suyễn, tự kỷ, các bệnh về tim, chứng động kinh, các chứng xơ cứng.
>>> Nguồn thực phẩm: Cá, quả hạnh, hạt điều, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô.
Kali
>>> Lợi ích: Khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của nhiều cơ quan và các hoạt động trong cơ thể, có tác dụng cân bằng nước và điện giải, đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong quá trình chuyển hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, cao huyết áp, loãng xương và sỏi thận.
>>> Nguồn thực phẩm: Chuối, mơ sấy, dưa lưới ruột vàng, củ cải đường, quả sung, nước cam, dưa bở, đậu nành, sản phẩm từ sữa và thịt.
Đồng
>>> Lợi ích: Trong cơ thể, đồng đóng vai trò của chất chống ôxy hóa, có khả năng bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do, tham gia vào việc sản xuất năng lượng. Sự thiếu hụt đồng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, thiếu máu, gây ra các bệnh về xương, rối loạn hệ thần kinh, rụng tóc.
>>> Nguồn thực phẩm: Mận khô, sò, bánh mì làm từ hạt thô, nấm, tôm, cua, ốc, men bia, cá tuyết, quả ôliu.
>> Trứng là mỏ kẽm dồi dào. Kẽm được mệnh danh là khoáng chất kỳ diệu nhờ tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất testosteron, nâng cao khả năng tình dục. >> Chuối làm chậm nguy cơ mắc chứng loãng xương. >> Nếu bạn là nạn nhân của các chứng đau cơ và giòn xương? Lượng phốt-pho trong cá sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. >> 75% phụ nữ hiện nay không bổ sung đủ lượng đồng cần thiết mỗi ngày – loại nguyên tố có rất nhiều trong bánh mì làm từ hạt thô (hạt nguyên cám). >> Hoa quả khô, hạt khô để nhấm nháp thay cho bánh snack, đồ ăn vặt nhiều đường, nhiều dầu là cách ngắn nhất để tăng cường sự tỉnh táo cho não bộ. >> Hãy tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể bằng 2 đến 3 hạt hồ đào mỗi ngày. >> Bổ sung hành vào thực đơn để tăng năng lượng. >> Gạo lứt rất giàu ma-giê, sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt và chứng mất ngủ. >> Ăn nhiều rau xanh giúp tăng năng lượng cho cơ thể. |