Bỏ qua sự ngán ngẩm của ngành
hàng không khi 1 tỷ USD bốc hơi
theo những cột tro bụi núi lửa
thức giấc sau 200 năm. Bỏ qua
sự đìu hiu của ngành du lịch
với con số thiệt hại lên đến 1
tỷ Euro, cùng chung số phận là
ngành xuất nhập khẩu với hàng
ngàn giao dịch vận chuyển bất
thành… Lệnh cấm bay không
chỉ giúp bầu trời châu Âu trong
trẻo hơn, mà những đảo lộn
trong chuyến đi độc nhất vô nhị
ấy đã cho chúng tôi những trải
nghiệm thật khác biệt trong một
hành trình với đích đến là mẫu
số chung của bất cứ ai định ghé
Pháp – làng Cognac…
Không chỉ là truyền tụng
Từ đời này qua đời khác,miền đất đã từng níu chân các vị
hoàng đế Nam chinh, Bắc chiến Napoleon làm người ta cảm
thấy đồ uống nơi đây ngon và đặc biệt hơn cả. Nhưng thực
ra, sự phối hợp hài hòa của tính chất địa lý như lớp đất
“phấn” (đất đá vôi), nắng gió Đại Tây dương và nghệ thuật
chưng cất, pha, ủ trong thùng gỗ sồi được làm nên từ những
thân gỗ chắc thớ mang vị ngọt và mùi hương vanilla rất
Pháp đặc biệt của người vùng Cognac… mới thực sự làm nên
những truyền tụng.
Để bảo vệ danh tiếng men say “quốc bảo”, từ bao đời nay,
người dân trồng nho tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc, không
bao giờ bón phân, chỉ sử dụng nho tươi ngon nhất để chưng
cất, đó là lý do tại sao, mỗi năm người ta phải bỏ đi từ 3-5%
gốc nho để thay bằng những cây nho cho chất lượng tốt hơn.
Thời gian chưng cất nho cũng nằm trong quy định gắt gao từ
tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, sau mùa thu hoạch để tạo
ra eau-de-vie – tinh túy rượu vang – còn gọi là “nước của sự
sống”.
Thùng gỗ sồi được làm bằng thân gỗ được tuyển chọn kỹ
lưỡng (có những cây gỗ tuổi thọ tới cả trăm năm), được xẻ
ra phơi dưới nắng, gió trong vòng… 3 năm để loại bỏ chất
tanin chát gắt sau đó mới được đóng thành thùng. Thời gian
phơi, độ hun sấy gỗ nhiều hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp
đến mùi vị và màu sắc của rượu. Eau – de – vie được ủ trong
những thùng gỗ sồi mà ngay cả việc làm ra nó cũng là môt
thứ nghệ thuật đòi hỏi sự cầu kỳ không kém gì những tinh
túy mà chúng chứ đựng bên trong.
Món quà dành cho các vị thần
Thời gian dường như ngưng đọng quá lâu trong hầm rượu
Master Celler nằm bên bờ sông Charnte thơ mộng. Không
gian mang vẻ huyền bí với ánh sáng mờ ảo, mùi ẩm mốc tạo
nên một thứ men say kỳ lạ, do quá trình thẩm thấu, một số
lượng rượu bốc hơi ra ngoài mà người trong nghề gọi đó là
quà tặng dành cho các vị thần. Hương vị “ngon” đến nỗi,
nếu quy ra… chai thì mỗi năm, các vị thần này ngốn tới… 20
triệu chai.
Hầm rượu Master Celler của nhà Hennessy có tới 3000 loại
eau-de-vie và 300.000 thùng gỗ sồi, trong đó có những Eau –
de – vie hơn hai trăm năm tuổi và những thùng gỗ sồi mang
theo nó cả thế kỷ văn hóa nước Pháp với những tinh túy làm
nên bởi thời gian. Mỗi năm, các chuyên gia sẽ lấy mẫu một
lần từ các thùng ủ để kiểm định và đánh giá chất lượng, đến
một thời điểm thích hợp rượu sẽ được chiết cất trong bình
sành để đảm bảo những giá trị tinh túy nhất cho sản phẩm
đồ uống nổi tiếng này.
Gia tài sau chuyến đi
Chuyến đi đã thuộc về ngày hôm qua, nhưng những trải
nghiệm quý giá của một hành trình nhiều biến động lại cho
chúng tôi những gia tài vô cùng giàu có.
Là cảm giác bình yên lạ lùng khi đi qua những vùng quê
nước Pháp đẹp như tranh vẽ, như bù lại cho gần 30 giờ đồng
hồ ê ẩm trên xe bus.
Là hương vị lôi cuốn của món “Aspic de homard et truffes”
đãi khách quý với nấm đen đặc biệt chỉ mọc mùa đông trong
vườn lâu đài cổ 200 năm tuổi Bagnolet. nơi mà con người
đặc biệt lưu tâm đến “nghệ thuật thưởng thức”
Bởi rượu ngon phải có bạn hiền! Và chuyến đi đầy… tro bụi
núi lửa đã gắn kết chúng tôi lại với nhau như những người
bạn thân thiết. Khi mà bên những căng tràn tuổi 20 của Võ
Hoàng Yến, Mai Phương Thúy vẫn có một nhà sử học Dương
Trung Quốc với những kiến thức uyên thâm, mái tóc bạc rất
xi-nê và phong độ tươi trẻ giơ hai ngón tay rất xì-tin trong
khuôn hình ghi lại những khoảnh khắc quý giá trong chuyến
đi với những trải nghiệm rất khác…