Bướu (u) sợi tuyến vú là một căn bệnh u bướu lành tính của rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi 18-40. Khi đã hiểu rõ, bạn sẽ trút được nỗi lo sợ này và thoải mái hơn với cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng không quá chủ quan bởi đã có khá nhiều trường hợp bướu sợi lành tính này lại chuyển biến thành u ác tính, ung thư… Bướu (u) sợi tuyến vú (Fibroadenomas) chiếm tỉ lệ 20% các bệnh lý tuyến vú và khoảng 15-25% các khối u ở vú. Khối u có cấu trúc gồm biểu mô và ít mô liên kết, phần lớn là bướu lành tính. Bệnh dễ gặp ở phụ nữ trẻ đến trung niên, thông thường từ 18-40 tuổi, nhất là với phụ nữ sau mãn kinh và những phụ nữ sử dụng đều đặn nội tiết tố thay thế hoặc estrogen nếu đã cắt tử cung.
Nguyên nhân gây bướu
Rất khó để biết thực chất bệnh được phát sinh từ đâu do cấu trúc của tuyến vú vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, các bác sĩ sau khi nghiên cứu trên cơ thể người đã phát hiện ra những sai lệch trong quá trình hình thành mô đệm tiểu thùy ở tuyến vú. Thông thường các tiểu thùy này tự nhiên phì đại ra trong thời kỳ trưởng thành, dậy thì ở nữ và đa phần là lành tính. Nhưng sẽ có một số khối u đặc, nhạy cảm với nội tiết tố, nhất là Estrogen, có nguồn gốc từ các cấu trúc cơ thượng mô nằm lân cận các ống sữa bên ngoài các tiểu thùy.
Khối u (bướu) này bành trướng vào các mô chung quanh, đẩy những mô này sang một bên mà không xâm lấn chúng.
Dấu hiệu lâm sàng của bướu tuyến sợi vú
Bướu tuyến sợi vú điển hình thường có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, giới hạn rõ, mật độ chắc, đường kính khoảng 1-5cm, di động tương đối nên có thể dịch chuyển đôi chút, khi ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường được phát hiện tình cờ. Nhưng cũng có trường hợp sau mổ cắt bỏ khối u tuyến sợi vài tháng hoặc vài năm lại phát hiện khối u ở ngay vú đó hoặc thậm chí ở vú khác.
Hơn nữa, bệnh nhân có thể có vài khối u lớn nhỏ khác nhau ở một vú, cũng có khi ở cả hai vú chứ không đơn thuần chỉ là một khối u như cách mà ta hình dung về các bệnh u bướu. Các khối này lại thường không đau, chỉ khi tới kỳ kinh mới có thể cảm thấy hơi đau hoặc thấy khối u hơi lớn lên.
Có một điều kỳ lạ là có thể chúng có mối liên hệ với các thay đổi nội tiết cơ thể nữ nên dạng u bướu này phình to khi phụ nữ mang thai và có xu hướng teo nhỏ khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Bướu sợi tuyến là loại bướu lành tính và thường không liên quan đến ung thư. Bướu có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường hay gặp hơn ở phụ nữ trẻ và ít gặp ở người đã mãn kinh.
Điều trị như thế nào?
Vì các bướu này không đau nên thường khi chẩn đoán, bác sĩ phải dựa trên việc sờ nắn và siêu âm. Ở những phụ nữ trên 30-35 tuổi, cần thêm các xét nghiệm khác nữa để hỗ trợ trong việc chẩn đoán phân biệt với u bọc sợi. Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ xem xét mức độ xâm lấn của khối u bằng cách chọc hút bằng kim để rút dịch nhằm thẩm định là u lành tính hay u ác tính. Nhưng với phụ nữ dưới 25 tuổi, bác sĩ không chỉ định chụp nhũ ảnh vì đây là độ tuổi đang phát triển của các mô tuyến vú, sự phìm đại này có thể lên xuống thất thường. Nếu khối u này quá cộm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉ dành cho phụ nữ trên 30 tuổi, có bướu tuyến sợi vú to ra hoặc bướu tuyến sợi vú có tế bào học không điển hình.
Nói chung, khi được chẩn đoán bị bướu sợi tuyến vú, đừng quá lo lắng vì đây là một loại bướu lành và khi phẫu thuật bóc tách có thể tái lại tùy theo cơ địa mỗi người. Hiện tại nếu các bướu sợi tuyến < 2cm và không đau thì bác sĩ chỉ cần theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm và nhũ ảnh khi đã xác định chính xác bằng sinh thiết nhờ kim nhỏ (FNAC).
Bướu này tự giới hạn khi tuổi càng lớn. Nếu bướu sợi >3cm thì có thể tiểu phẫu lấy bướu, mổ theo đường quầng vú để giữ độ thẩm mỹ.
Phương pháp mới nhất điều trị bướu tuyến sợi vú?
Gồm 2 phương pháp này là không để lại sẹo xấu như việc phẫu thuật lấy u.