Sự “độc quyền” trong quan hệ vợ chồng không còn nữa. Trách nhiệm về vật chất và tinh thần sẽ được đặt lên hàng đầu. Cuộc sống thường nhật cũng phải được sắp xếp cho hợp lý hơn. Bạn không thể tiếp tục cách sống “tùy tiện”, “ngẫu hứng” được nữa. Có thể, sẽ nảy sinh nhiều nguyên cớ cho những xung đột vợ chồng, bởi mỗi người sẽ bảo vệ những quan điểm riêng của mình về các giá trị cuộc sống và các quyết định quan trọng về giáo dục hay tôn giáo…
Phụ nữ có lợi thế trong việc chuẩn bị làm mẹ suốt thời gian “9 tháng 10 ngày”. Họ mang nặng đứa con không chỉ trong bụng mà còn trong trái tim và tâm hồn mình. Khi đứa trẻ được sinh ra, họ đã đúc rút được ít nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, mối quan hệ cha con có vẻ trừu tượng hơn nếu nhìn từ bên ngoài. Khi đón đứa con từ nhà hộ sinh về thì dường như, “con người bé nhỏ” này cùng đồ đạc của bé đã chiếm gần hết toàn bộ căn nhà. Ông bố sẽ phải luôn luôn có mặt bên cạnh hai mẹ con, nhưng lại không thể len chân vào cái “liên minh” chặt chẽ của họ. Anh ta đột nhiên xuất hiện niềm mong mỏi cháy bỏng là được… thay tã cho con và tự biết rằng, phải gánh lấy tất thảy mọi công việc trong nhà. Chẳng có gì lạ khi người đàn ông có cảm giác bị gạt ra rìa. Anh ta có thể cảm thấy không thỏa mãn trong chuyện ái ân, vụng về trong việc chăm sóc con cái, nhưng không dám thú nhận cảm xúc thực của mình.
Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi nhiều bà mẹ cố tìm mọi cách để chỉ ra những sai lầm và sự vụng về trong việc chăm sóc con trẻ của ông bố, đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của mình đối với việc chăm sóc con cái. Và ngược lại, nhiều ông bố lại thích nhường sự chăm sóc con cái cho các bà mẹ (có thể bố mẹ họ đã làm như vậy) hoặc lý tưởng hóa khả năng làm mẹ của vợ để bao biện cho những nhược điểm của mình trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Chuyện ấy sẽ không xảy ra nếu các cặp vợ chồng giữ được mối quen hệ tốt và cảm thấy rằng, có thể cùng chia sẻ những mong muốn của mình và cùng chú ý hơn đến những nhu cầu của nhau.
Các bà mẹ nên nhớ rằng, không phải lúc nào các ông chồng cũng đoán được nhu cầu của bạn. Theo bản năng, các ông chồng sẽ không biết phải làm gì và có thể trong thực tế, họ luôn cảm thấy mình là người vô tích sự. Vì thế, bạn đừng biến mình thành “tù nhân” của các khuôn mẫu. Những va chạm sau khi sinh nở có thể khắc phục được nếu như vợ chồng có mối quan hệ cởi mở, tin tưởng lẫn nhau. Hãy cố gắng tôn trọng ngay cả khi các bạn thiếu đi sự tự tin với nhau. Các bà vợ không nên đóng vai trò là người quan sát, mà phải xử sự như người trong cuộc. Hãy chỉ cho chồng bạn thật tỉ mỉ, rằng anh ấy phải làm gì, làm như thế nào. Bạn cần để cho chồng mình thấy sự cần thiết của bản thân đối với gia đình. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian cho mình và cho cả hai vợ chồng (gần 90% số cặp vợ chồng sau khi sinh con ít khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động xã hội). TÌnh mẫu tử luôn làm thỏa mãn nhu cầu cơ bản của nhiều phụ nữ. Nhưng đôi khi, bạn cần phải ra khỏi nhà và tách rời điều đó, bởi em bé không bao giờ có thể thay thế được chồng bạn.
Theo Bầu