7 loại thực phẩm “tốt cho sức khỏe” nhưng không lành mạnh như bạn nghĩ

Rất nhiều loại thực phẩm được quảng cáo là “lành mạnh,” song lại chứa nhiều đường bổ sung và các thành phần khác, không chỉ làm hỏng quá trình giảm cân mà có thể còn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc muốn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hãy chắc chắn rằng bạn không trở thành nạn nhân của các chiêu trò quảng cáo và tiếp thị của các tập đoàn thực phẩm.

Rất nhiều loại thực phẩm được quảng cáo là “lành mạnh,” song lại chứa nhiều đường bổ sung và các thành phần khác, không chỉ làm hỏng quá trình giảm cân mà có thể còn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe nhưng không lành mạnh như bạn nghĩ.

Ngũ cốc ăn sáng chứa khá nhiều đường. (Ảnh: iStock)
Ngũ cốc ăn sáng

Nhiều người lựa chọn bữa sáng lành mạnh gồm ngũ cốc chế biến sẵn trộn với sữa. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có liên quan đến việc tăng cảm giác đói dẫn đến ăn quá nhiều.

Mặc dù một số loại ngũ cốc ăn sáng ghi trên nhãn là bổ sung vitamin và khoáng chất, song chúng thường không có chất xơ và quá dồi dào lượng đường bổ sung.

Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến là ví dụ điển hình về thực phẩm chế biến, nếu ăn nhiều, chúng sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao.

Nước ép trái cây

Nếu bạn nghĩ nước ép trái cây là sự thay thế hoàn hảo cho các loại nước ngọt công nghiệp và cung cấp cho bạn các vitamin cần thiết thì bạn đã nhầm.

(Ảnh: iStock)

Nước ép trái cây chỉ còn lại đường fructose, toàn bộ chất xơ – có tác dụng giữ ổn định đường huyết, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu – đã bị loại bỏ.

Khi uống nước ép trái cây, bạn không thể nhận ra đang tiêu thụ bao nhiêu đường. Lượng đường này sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân cũng như có tác động không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy hãy ngừng uống nước ép và ăn trái cây cả quả.

Thanh protein

Phần lớn các thanh protein thực chất là những thanh kẹo có bổ sung protein. Chúng được làm từ các thành phần nhân tạo, một số loại chứa nhiều đường và chất béo. Bạn sẽ bị sốc khi biết rằng một thanh protein có thể chứa tới 400 calo cùng với hàm lượng đường.

(Ảnh: iStock)

Dầu cọ, chất phân lập protein đậu nành và chất độn cũng là những thành phần không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy đọc kỹ bảng thành phần và thống kê dinh dưỡng của sản phẩm để xác định những gì bạn thực sự đang đưa vào cơ thể.

Sữa chua có hương vị

Sữa chua là món ăn vặt rất tốt cho sức khỏe bởi nó cung cấp protein, vitamin B, canxi, kẽm, kali và magiê. Tuy nhiên, phải là sữa chua nguyên chất không đường chứ không phải sữa chua với các hương vị trái cây bán trong siêu thị.

(Ảnh: iStock)

Các loại sữa chua có hương liệu đều chứa một lượng đường không mong muốn, ngay cả trong một khẩu phần nhỏ. Vì thế hãy ăn sữa chua nguyên chất không đường và thêm vị ngọt tự nhiên bằng trái cây tươi.

Granola

Cho dù bạn đang ăn vặt bằng thanh granola hay thêm nó vào sữa chua, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết phần lớn các sản phẩm granola đều chứa nhiều chất béo và đường.

(Ảnh: iStock)

Mặc dù chúng có thể bắt đầu với các thành phần dinh dưỡng như yến mạch, hạnh nhân, hạt và trái cây sấy khô, nhưng các nhà sản xuất thường sấy các nguyên liệu đó trong dầu ăn sau khi phủ một số loại chất làm ngọt như mật ong, mật đường, đường hoặc xirô ngô.

Đồ uống thể thao

Đồ uống thể thao có thể được sử dụng bởi những người tập thể dục cường độ mạnh, đặc biệt nếu đổ mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là loại nước tối ưu khuyến nghị sử dụng cho mọi đối tượng.

(Ảnh: iStock)

Các thành phần chính của nước uống thể thao là nước, carbs và chất điện giải. Chúng cũng chứa nồng độ cao chất tạo màu nhân tạo, đường bổ sung và chất kích thích như caffeine.

Đồ uống thể thao có thể tốt cho những người thực hiện các bài tập thể dục lâu hoặc cường độ cao, song hầu hết những đối tượng khác trong cộng đồng không cần thiết phải sử dụng loại đồ uống này.

Yến mạch ăn liền

Yến mạch được nhiều người một lựa chọn như một khẩu phần ăn bổ dưỡng và lành mạnh vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng yến mạch nguyên hạt khá khó ăn và nhanh ngán.

(Ảnh: iStock)

Bởi thế, nhiều người có xu hướng lựa chọn yến mạch ăn liền do tiện lợi, dễ chế biến, dễ ăn với nhiều hương vị hấp dẫn.

Tuy nhiên, thực tế các gói yến mạch ăn liền có chứa nhiều đường và muối hơn so với yến mạch cán dẹp, cán vỡ hoặc cắt thép thông thường. Loại yến mạch này nếu ăn thường xuyên sẽ khiến bạn tăng cân thay vì giảm.


From the same category