Thay đổi được xem là một điều tất yếu của cuộc sống mà bạn không thể nào tránh khỏi. Ngay cả sự thay đổi tích cực cũng có thể mang đến những xáo trộn tiềm ẩm trong nội tâm và sinh hoạt hằng ngày. Tham khảo ngay 7 mẹo dưới đây để những quá trình chuyển đổi này được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Những thay đổi tiêu cực thường xảy ra ngoài mong đợi, vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân ít nhất là về mặt tinh thần. Hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và học cách suy nghĩ mọi thứ một cách cẩn thận. Tự đặt và tự trả lời câu hỏi “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” khi tiếp cận bất cứ vấn đề nào đang diễn ra xung quanh. Thực hiện một kế hoạch dự phòng cho mọi sự thay đổi có thể diễn ra như tiết kiệm tiền để tránh căng thẳng tài chính khi gặp khó khăn trong công việc, nếu ba mẹ bị ốm thì cần chuẩn bị những gì,…
Có sự sẵn sàng từ trước sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và kiểm soát được nhiều hơn những gì sắp xảy ra, để khi thay đổi xuất hiện bạn cũng sẽ bớt căng thẳng hơn.
Những thay đổi đột ngột xảy đến dễ khiến bạn cảm thấy quá tải và suy nghĩ trở nên tiêu cực. Hãy cố gắng học cách chấp nhận rằng có những điều nằm ngoài tầm kiểm soát và việc đối mặt với nó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn là né tránh. Hãy xem những thay đổi này như một cơ hội để học hỏi và phát triển chứ không phải là một bước lùi, kể cả khi bạn phải giả nỗ lực rất nhiều để chấp nhận nó.
Có thể đây là một việc khó khăn nhưng bạn hãy cố gắng quan sát nhiều khía cạnh của vấn đề để tìm kiếm sự tích cực bất kể chúng có nhỏ bé đến đâu. Thực hành ghi chép những điều bạn biết ơn vào nhật ký mỗi ngày hoặc chia sẻ với những người đáng tin cậy sẽ giúp việc đối mặt với sự thay đổi dễ dàng hơn.
Trong những thời điểm khó khăn, những thứ nhỏ bé mà hằng ngày bạn không để ý đến như bầu trời hoàng hôn tuyệt đẹp hay những tia nắng sớm sẽ là nút khởi động lại tâm trí của bạn hiệu quả.
Khi có bất cứ sự thay đổi không mong muốn nào xảy ra, thay vì để nó lấn át suy nghĩ và khiến tinh thần bạn sa sút thì hãy chủ động lên kế hoạch tiếp cận tích cực để đối phó với nó. Tập trung vào vấn đề, xin lời khuyên hay tham gia vào các hoạt động thư giãn để là những phương pháp hữu ích giúp bạn đối phó với sự thay đổi một cách lâu dài.
Thay đổi xảy ra khiến các thói quen hằng ngày của bạn trở nên gián đoạn. Việc đột nhiên phải thích nghi với những điều mới sẽ khiến bạn cảm thấy bất an và dễ bị quá tải. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng duy trì các thói quen có thể giúp mọi người xử lý tốt hơn các triệu chứng căng thẳng và lo lắng.
Hãy nghĩ về những thói quen mang lại cho bạn sự thoải mái, bình yên và cố gắng thực hiện chúng mỗi ngày. Đi dạo buổi sáng như thường lệ hay duy trì thời gian ngủ, thức và ăn uống sẽ là những việc mang lại lợi ích rất lớn đối với tinh thần của bạn.
Sẽ là một trạng thái hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy choáng ngợp khi phải đối mặt với những thay đổi lớn hoặc có quá nhiều thay đổi nhỏ xảy ra cùng một lúc. Đây là thời điểm cần thiết mà bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ. Ở bên cạnh gia đình, tâm sự với những người đáng tin cậy hoặc đơn giản là một cuộc điện thoại với bạn bè sẽ giúp ích rất nhiều cho tinh thần bạn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các can thiệp hỗ trợ xã hội là rất hữu ích cho những người đang phải đối mặt với sự thay đổi liên quan đến sức khỏe trong cuộc sống của họ.
Bên cạnh việc chuẩn bị tinh thần vững chắc cho những thay đổi mới thì bạn phải đảm bảo rằng bản thân đang được chăm sóc thật tốt. Bởi trong khoảng thời gian này, bạn dễ bị tụt năng lượng và mất kiểm soát. Nếu việc đang làm không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân thì cũng đừng nản chí mà hãy nghỉ ngơi một chút và từ từ tìm cách vượt qua nó.
Ăn uống lành mạnh kết hợp nghỉ ngơi thư giãn và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp khôi phục lại cảm giác cân bằng cho cuộc sống. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là hãy xây dựng nguồn năng lượng dự trữ tích cực để luôn vững vàng trước mọi thay đổi sắp xảy đến.
Ảnh: Pinterest