6 thay đổi của cơ thể sau tuổi 25 mà có thể bạn chưa biết - Tạp chí Đẹp

6 thay đổi của cơ thể sau tuổi 25 mà có thể bạn chưa biết

Lifestyle

Sự lão hóa sau độ tuổi 30-40 là vấn đề nhiều phụ nữ để ý đến. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, cơ thể sẽ thay đổi ra sao nếu ta mới đi hơn nửa đoạn đó, tức là đang ở cột mốc 25? Hiều thêm về 6 thay đổi của cơ thể tuổi 25 sẽ giúp bạn không bị “ngã ngựa” khi nó đến.

Chỉ sau khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu lão hóa, nhiều người mới bắt đầu chăm chút nó. Quy trình đó sẽ ít hiệu quả, và bạn đáng lẽ nên chăm sóc cơ thể từ trước đó. Ví dụ, nếu 30 là điểm bắt đầu của sự lão hóa, thì 25 tuổi là giai đoạn bạn chuẩn bị bằng cách bồi bổ cơ thể, bỏ bớt những thói quen xấu, xây dựng thói quen tốt để không khiến mình bị già đi nhanh chóng sau 30. Biết về 6 thay đổi của cơ thể tuổi 25 là cần thiết để bạn vạch ra một kế hoạch “giữ sắc xuân” cho mình.

1. Mụn trứng cá

Mặc dù không bị mụn trứng cá giày vò ở tuổi dậy thì, may mắn đó có thể không lặp lại tuổi 25. Bên cạnh vi khuẩn và viêm, thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra mụn trứng cá. Chúng thường nổi lên ở vùng chữ U trên khuôn mặt: hai má ngoài, cằm và dọc theo quai hàm. Mụn ở độ tuổi này thường tái đi tái lạ, bùng phát vào thời điểm trước và sau kỳ kinh. Mặc dù mụn trứng cá ở tuổi dậy thường nghiêm trọng hơn nhưng lại dễ khắc phục và ít để lại sẹo. Trong khi đó, mụn trứng cá ở tuổi 25 lại khó điều trị dứt điểm, để lại sẹo thâm, phá vỡ cấu trúc da và khiến da bị lão hóa sớm.

Bạn nên làm gì?
– Luôn giữ da mặt sạch sẽ thông thoáng: rửa mặt 2-3 lần/ ngày. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với từng loại da.
– Dùng kem đặc trị mụn có chứa salicylic acid, benzoyl peroxide, glycolic acid trong thành phần.
– Giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm.
– Tẩy da chết 2-3 lần/tuần.
– Có chế độ ăn hợp lý: tránh đồ dầu mỡ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, caffeine, thức uống có cồn. Nên uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin và men vi sinh có trong sữa chua và các loại thức uống lên men.
2. Thay đổi khung xương

Sau tuổi 25, các đầu xương của cơ thể bắt đầu đóng chặt lại để tập trung phát triển độ dày và độ dẻo dai. Lúc này, cơ thể bạn sẽ dần định hình một khung xương cố định cho cơ thể. Điều đó đồng nghĩa, bạn sẽ không thể cao lên một cách rõ rệt nữa. Trong khi đó, khung xương chậu của bạn sẽ mở ra để chuẩn bị cho sự sinh sản. Ngoài ra, một số thói quen xấu như ít tập thể dục, thức khuya và ăn ít dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự nhanh chậm của quá trình loãng xương sau tuổi 35.

Bạn nên làm gì?
– Tập thể dục 1 tiếng/ngày, 5 buổi/tuần. Thói quen này sẽ giúp bạn có bộ xương khỏe mạnh và cơ thể dẻo dai.
– Ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, trứng và các loại hải sản như tôm, cá, hàu.
– Tập các động tác giãn cơ trước lúc ngủ và sau khi ngủ dậy.
3. Tóc mỏng hơn

Việc rụng tóc từ 50-100 sợi một ngày là bình thường. Tuy nhiên, sau độ tuổi 25, mái tóc bạn sẽ rụng nhiều hơn thế nếu không có sự chăm sóc nào. Bạn sẽ nhầm tưởng sự căng thẳng, mất ngủ chính là “thủ phạm” gây rụng tóc. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone trong cơ thể sau tuổi 25 mới là nguyên nhân làm tóc bạn trở nên nhạy cảm. Tuổi 25 là lúc mái tóc của bạn sẽ bị yếu đi rất nhiều so với trước đây, và vì vậy không có thời điểm nào mái tóc cần bạn quan tâm hơn lúc này.

Bạn nên làm gì?
– Sử dụng dầu gội tự nhiên, chiết xuất từ bố kết, cà phê..
– Sử dụng mặt nạ ủ tóc từ nước vo gạo, bơ, dầu oliu.
– Massage da đầu sau mỗi lần gội.
– Không sấy tóc ở nhiệt độ cao. Nếu có thể, hãy sử dụng quạt để hong tóc.
– Không chải đầu khi tóc ướt.
4. Thay đổi nội tiết tố

Ở tuổi 25, “vùng kín” có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của nội tiết tố, chứa thêm nhiều vi khuẩn có lợi, giúp chống viêm nhiễm và tạo độ ẩm tự nhiên. Tuy nhiên, một số thói quen như ngồi lâu, không chăm sóc đúng cách, sử dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh sẽ gây ra nhiều vấn đề cho “vùng kín” lúc này. Ngoài ra, tuổi 25 cũng là lúc buồng trứng phát triển hoàn chỉnh, nếu không cẩn thận chăm sóc nơi nhạy cảm này thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Bạn nên làm gì?
– Không nên ngồi quá lâu, khiến vi khuẩn sản sinh nhanh. Ngoài ra, ngồi ì một chỗ cũng khiến buồng trứng thiếu oxy, dẫn tới tình trạng hiếm muộn.
– Vệ sinh “vùng kín” hằng ngày bằng nước sạch, hoặc dùng dung dịch vệ sinh với điều kiện phải cân bằng được độ pH.
– Có chế độ ăn lành mạnh, thêm sữa chua và các loại đồ uống chứa men vi sinh khác vào khẩu phần ăn.
– Chọn đồ lót thông thoáng.

Tác giả: Hằng Trần

19/09/2021, 12:27