6 “nguyên tắc vàng” cho người nội trợ - Tạp chí Đẹp

6 “nguyên tắc vàng” cho người nội trợ

Ẩm Thực
Với vai trò “nội tướng”, phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của gia đình. Dưới đây là mấy “nguyên tắc vàng” liên quan đến dinh dưỡng mà chị em nội trợ rất cần biết.

Nguyên tắc đầu tiên: Không bao giờ sợ “quá liều” khi bạn cung cấp vitamin cho gia đình từ nguồn rau củ quả. Chỉ có 2 loại vitamin có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng với số lượng lớn mà thôi – đó là vitamin A và D.

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Không sợ “quá liều” khi cung cấp vitamin cho gia đình từ nguồn rau củ quả. (Ảnh: gardenguides)

Nguyên tắc thứ hai. Vitamin và muối khoáng từ trái cây, rau củ rất hay thất thoát trong quá trình vận chuyển, do bảo quản không đúng cách. Dễ “bay hơi” hơn cả là vitamin C, sau đó là vitamin B1.Cách bảo toàn vitamin và muối khoáng tốt nhất là nên ưu tiên ăn các loại rau quả tươi trồng ở địa phương và đặc biệt là trồng trong vườn nhà.

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Nên ưu tiên ăn các loại rau quả tươi trồng ở địa phương và đặc biệt là trồng trong vườn nhà (Ảnh: prevention).

Nguyên tắc thứ ba: Không nên để người ốm dùng thực đơn như người khỏe, nhưng người khỏe thì có thể dùng thực đơn chung với người ốm. Chẳng hạn, một chế độ ăn kiêng (ăn nhạt, ít béo…) hỗ trợ cho người ốm trong điều trị cũng sẽ giúp mọi người trong gia đình phòng bệnh hiệu quả hơn. Cho nên, để người ốm đỡ bị cám dỗ bởi những món “quá tải” đồng thời lại giúp người khỏe có cơ hội ăn uống lành mạnh hơn, bạn nên ưu tiên chế biến các món phục vụ người ốm và cho cả nhà dùng chung.

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Nên ưu tiên chế biến các món phục vụ người ốm và cho cả nhà dùng chung. (Ảnh: thinpedia)

Nguyên tắc thứ tư: Thức ăn cần được nấu nướng sao cho các chất bổ dưỡng,có lợi cho sức khỏe không bị thất thoát dưới tác dụng của nhiệt. Nếu Prometheus đã bị Chúa trời trừng phạt vì tội đánh cắp lửa đem cho loài người, thì loài người lại bị trừng phạt vì quá lạm dụng lửa trong nấu ăn. Khi bị chiên rán ở nhiệt độ cao, thức ăn có thể sản sinh ra khoảng 400 hợp chất hóa học! Phần lớn các hợp chất này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về mức độ tác hại, song trong số đó có không ít loại đã được xác định là có thể gây dị ứng, làm biến đổi gien, gây ung thư… Vì vậy, nên hạn chế xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao, hay nói cách khác trong thực đơn hàng ngày nên ăn ít đồ chiên, rán mà ưu tiên dùng các món món luộc, nấu.  

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Hạn chế đồ chiên, rán mà ưu tiên dùng các món món luộc, nấu. (Ảnh: yiannislucacos)

Nguyên tắc thứ năm: Không nên chất đầy thực đơn nhà bạn với chất béo và đạm động vật. Bởi chất béo sẽ thúc đẩy chứng xơ vữa động mạch phát triển và hậu quả của nó là các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cao huyết áp,…Việc dư thừa axit amin (có trong các loại protein) cũng thúc đẩy sự lắng đọng lipid (mỡ) và amyloid (tinh bột) mà “điểm đến” cũng chính là chứng xơ vữa động mạch.

Các bà mẹ ít khi được cảnh báo về tác hại của việc cho con trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, pho mát. Ngược lại, họ thường được tuyên truyền nhiều hơn về tác dụng của các loại thực phẩm này đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Và chính những thực đơn sai lầm từ thuở nhỏ (dựa trên sự “am hiểu” một chiều của các bà mẹ) đã tạo tiền đề cho sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.

Xin nói thêm rằng chứng xơ vữa động mạch không “lộ diện” ngay với những biểu hiện lâm sàng nên rất khó phát hiện. Những biểu hiện bệnh lý chỉ xuất hiện khi mà 3/4 cơ quan đã bị phá hủy!

Ngoài ra, khi nạp thức ăn có nguồn gốc động vật, cơ thể bạn sẽ nhận được nhiều axit uric làm gia tăng tính axit trong gian bào. Kết quả là độ pH của máu và các dịch thể khác sẽ giảm xuống khiến quá trình trao đổi chất bị xáo trộn và bệnh tật từ đó mà sinh sôi. Nếu chế độ ăn của chúng ta giàu kiềm (nhiều rau quả tươi), nếu chúng ta hít thở nhiều oxy, uống đủ nước, chăm vận động và thường xuyên toát mồ hôi thì cơ thể có thể trung hòa lượng axit uric dư thừa và đào thải nó qua đường mồ hôi và phân.

Nhìn chung, với những người còn trẻ, năng động thì cơ thể có thể đào thải lượng axit uric dư thừa ngay cả khi có khẩu phần ăn “hoành tráng”. Nhưng người lớn tuổi, ít vận động thì lượng axit uric rất dễ tích tụ và gây ra đủ thứ bệnh (axit uric còn lắng đọng ở các mô, khớp, gây đau đớn, sưng viêm…)

Xin mở ngoặc rằng trong cơ thể các loài động vật ăn thịt có chứa những chất có khả năng phá vỡ axit uric, trong khi loài người, dù đã sử dụng thịt từ lâu, thì lại không có chất này. Hẳn là thịt vốn không phải là thức ăn mà tạo hóa dành cho loài người nên khi phá vỡ quy luật sinh học của tạo hóa con người đã bị trừng phạt bằng cách phải gánh chịu các loại bệnh tật.

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Không nên chọn chế độ ăn chất béo và đạm động vật mà nên chọn chế độ ăn cân bằng và giàu kiềm. (Ảnh: nutritionmattersdietitia)

Nguyên tắc thứ sáu: Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tính cả khối lượng chất lỏng chứa trong các bữa ăn (súp, nước trái cây, thạch, chè,…), một người cần khoảng 1,5 lít chất lỏng mỗi ngày.

nguyen-tac-vang-cho-nguoi-noi-tro-deponline

Cung cấp đủ 1,5l chất lỏng cho cơ thể mỗi ngày. (Ảnh: theyummylife)

Khi chế độ ăn có lượng axit cao (nhiều thịt đỏ, trứng…) thì cần trung hòa bằng cách ăn thêm các loại rau quả giàu kiềm như:  nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa, cam, quýt, hoa súp lơ, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí… 
 
Một cách hiệu quả nữa để giúp những ai có sở thích ăn thịt có thể trung hòa axit là hãy bắt đầu một ngày mới với một cốc nước cam ép (hoăc loại quả thuộc họ cam quýt). Mặc dù cam quýt có chứa axit trong tự nhiên nhưng lại tác động đến chất kiềm trong cơ thể.

Bình Minh Mưa

Biên dịch từ: Heathyfood

Xem thêm: Khéo tay làm chiếc thuyền chở nước sốt bằng dưa chuột

thuyen-dung-nuoc-sot-bang-dua-chuot-deponline


Thực hiện: depweb

19/06/2014, 16:58