1. Ăn cơm chung với trẻ
– Thói quen xấu của ba mẹ: Bỏ bữa cơm chung của gia đình vì quá bận hoặc thời gian biểu giữa các thành viên trong nhà không khớp nhau.
– Ăn cơm cùng bé ít nhất 2 lần/ tuần. Bữa cơm gia đình là sợi dây gắn kết tình cảm hiệu quả. Bữa ăn đông đủ thành viên với không khí tươi vui còn tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.
2. Đi chơi cuối tuần
– Thói quen xấu của ba mẹ: Cuối tuần “cố thủ” ở nhà, lười đưa trẻ ra đường chơi.
– Nên: Cùng trẻ đi công viên, xem phim, mua sắm… cuối tuần. Chứng kiến những giây phút gia đình vui vầy bên nhau, các bạn nhỏ sẽ học thêm được cách yêu thương gia đình.
3. Đừng gây áp lực cho trẻ
– Thói quen xấu của ba mẹ: Thường xuyên hỏi con: “Hôm nay ở nhà có ngoan không?”, “Đi học có nghe lời cô không?”, “Hôm nay được điểm mấy?”… Điều này vô tình gây áp lực cho trẻ
– Nên: Không liên tục hỏi con chuyện học hành, điểm số, thay vì vậy, hãy hỏi cảm xúc của trẻ: “Con đi học vui không?”, “Điều gì làm con không thích?”… Điều này sẽ giúp ta “bắt sóng” con trẻ dễ hơn.
4. Luôn gần gũi con
– Thói quen xấu của ba mẹ: “Khoán” con cho ông bà, người giúp việc chăm sóc.
– Nên: Dành thời gian rảnh quan tâm đến trẻ, đừng đề chúng “đánh đồng” ông bà là cha mẹ. Một nguyên nhân sâu xa hơn khiến bạn nên dõi theo con là nếu trẻ lớn lên thiếu sự quan tâm của cha mẹ thì sau này lập gia đình, trẻ sẽ áp dụng đúng “kịch bản” mà chúng đã từng trải qua để đối xử với con cái của mình. Hậu quả “dắt dây” này sẽ khiến khoảng cách tình cảm trong gia đình ngày càng lớn.
5. Cùng nhau chăm sóc con
– Thói quen xấu của ba mẹ: Giao nhiệm vụ chăm sóc, chơi với con cho một mình ba hoặc mẹ.
– Nên: Nghĩa vụ nuôi nấng, dạy dỗ, lo lắng cho con cần được chia đều cho cả ba lẫn mẹ. Nếu trẻ chỉ cảm nhận được tình cảm từ một phía thì tâm lý sẽ chông chênh không khác gì bé đang đứng một chân. Một đứa trẻ được cha và mẹ đồng lòng yêu thương sẽ phát triển mọi mặt hơn đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ ba hoặc mẹ.
6. Toàn tâm chơi với con
– Thói quen xấu của ba mẹ: Vừa chơi với con vừa lướt web, đọc tin nhắn trên iPad, laptop hoặc gọi điện thoại. Ba mẹ sẽ bị phân tâm, không cảm nhận được tâm tư, tình cảm của trẻ, không khác nào việc bỏ trẻ chơi một mình.
– Nên: Dành thời gian ít nhất 1 tiếng đồng hồ toàn tâm toàn ý vui chơi, trò chuyện với con. Các trò chơi có sự tương tác cao sẽ đưa bạn vào thế giới của trẻ một cách tự nhiên.