5 điều có thể bạn chưa biết về Tháng Tự Hào

Tháng Tự Hào (Pride Month) là sự kiện diễn ra từ ngày 1/6 – 30/6 hằng năm – thời điểm cộng đồng LGBTQ+ trên toàn thế giới tôn vinh sự đa dạng, bộc lộ bản thân. Đây là lúc các nhãn hàng liên tục ra mắt các chiến dịch quảng cáo ủng hộ LGBT, cộng đồng người đồng tính trên khắp thế giới ùa xuống đường phố diễu hành, và lá cờ lục sắc tung bay trên khắp các thủ đô lớn. Không có thời điểm nào thích hợp hơn lúc này để bạn tìm hiểu mọi góc cạnh của Tháng Tự Hào. 

Tháng Tự Hào ra đời như thế nào?

Nguồn gốc của Tháng Tự Hào là để bày tỏ lòng kính trọng đối với cuộc nổi dậy Stonewall – sự kiện tiên phong khởi đầu phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính diễn ra tại thành phố New York vào tháng 6 năm 1969. Kể từ đó, cứ tháng 6 hằng năm, cộng đồng LGBT trên toàn cầu lại xuống đường diễu hành để kỉ niệm ngày họ được bộc lộ con người thực của mình trước thế giới. 

Ai được tham gia Tháng Tự Hào?

Tháng Tự Hào là ngày lễ chào đón những ai cảm thấy mình “đi ngược lại” với hai giới tính phổ biến là Nam hoặc Nữ. Họ có thể là người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và thậm chí là vô tính. Thế nhưng, những người có giới tính “thẳng” vẫn có thể tham gia Tháng Tự Hào, miễn là họ hướng sự ủng hộ của mình về cộng đồng LGBT trên thế giới. 

Cái tên Tháng Tự Hào là do ai đặt?

Pride Month là là do Brenda Howard, một nhà hoạt động lưỡng tính ở New York đặt vào năm 1970, một năm kể từ khi cuộc bạo động nổ ra. Brenda Howard là người tổ chức cuộc diễu hành Tự hào đầu tiên, và sau đó đã được gọi là Mother of Pride (Tạm dịch: Người mẹ của Niềm tự hào). 

Brenda Howard (cô gái ngoài cùng bên trái) là người đã nghĩ ra cái tên Tháng Tự Hào. 

Biểu tượng lá cờ lục sắc có ý nghĩa như thế nào?

Lá cờ lục sắc là biểu tượng ra đời nhân sự kiện Tháng Tự Hào. Năm 1978, nghệ sĩ kiêm nhà thiết kế Gilbert Baker đã được giám sát viên thành phố San Francisco Harvey Milk – một trong những quan chức được bầu là người đồng tính công khai đầu tiên ở Mỹ, ủy quyền để thiết kế lá cờ cho lễ kỷ niệm Niềm tự hào sắp tới của thành phố. Baker sau đó đã lấy cảm hứng những đường sọc thẳng đặc trưng của quốc kỳ Mỹ, sau đó sử dụng 8 màu sắc khác nhau để tượng trưng cho sự đa dạng tính cách của cộng đồng LGHT. Chẳng hạn Màu hồng là tượng trưng của tình dục; Đỏ là sự sống; Cam tượng trưng của sự hàn gắn; Vàng là hình ảnh của mặt trời; Xanh lá cây là của thiên nhiên, Lam là nghệ thuật; Chàm là sự hòa hợp và tím chính là nghị lực sống.

Có phải toàn thế giới đều hoan nghênh Tháng Tự Hào?

Cũng giống như sự đón nhận người đồng tính, không phải quốc gia nào cũng hoan nghênh ngày lễ ý nghĩa này. Thế nhưng ngày kỉ niệm ý nghĩa này đã bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2015. Theo đó, bán các sản phẩm chủ đề LGBTQ+ mà không dán nhãn 18+ sẽ là bất hợp pháp tại đất nước này. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng cấm tổ chức Buổi diễu hành đồng tính (Gay Pride) – Một hoạt động nổi tiếng diễn ra trong Tháng Tự hào ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đại diện chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đây là quyết định vì “sự an toàn của công dân trên đất nước, nhất là cho những người không tham gia các hoạt động của Pride Month”.

Tháng Tự Hào chính là một sự kiện quan trọng của cộng đồng LGBT thế giới, và kể cả khi bạn không phải là một người đồng tính, sự hiểu biết của bạn về ngày lễ cũng chính là một sự ủng hộ cho những bước tiến mới của LGBT.  


From the same category