Tuần thứ ba: Lên kế hoạch, đặt mục tiêu và ước mơ
1. Viết ra giấy kế hoạch
Hay dự định của bạn và luôn mang theo nó trong người. Cảm giác như thế nào khi bạn đã hoàn thành xong những việc muốn làm của tuần vừa rồi? Một chút hạnh phúc và một chút tự hào về bản thân mình đúng không nào! Việc để tâm đến những cảm xúc tích cực đó và nuôi dưỡng chúng chính là cách hay nhất để hoàn thành bản danh sách tưởng chừng chỉ toàn những điều khó khăn.
Và đừng quên cuộc sống của bạn không chỉ là những chuỗi ngày đáng chán với công việc, hãy lên kế hoạch để bản thân được xả hơi, đi chơi cùng bạn bè, người yêu, và tất nhiên n dành một khoảng thời gian cho bản thân. Viết tất cả kế hoạch và in nó ra, kèm theo thời gian cụ thể để hoàn thành lẫn các bước thực hiện. Bạn không cần phải răm rắp thực hiện tất cả những điều ấy như một cái máy, mà đó giống như một biện pháp tâm lý để dễ mường tượng phải làm gì tiếp theo nếu như ngày hôm đó quá bận rộn.
2. Liệt kê những giấc mơ “hoang đường”
Đây là một trong những điều tôi thích làm nhất. Tôi làm bài tập này thường xuyên, và mỗi khi làm ý tưởng của tôi càng lúc càng điên rồ. Nhưng cũng có nhiều thứ bạn biết rằng nó sẽ không bao giờ trở thành sự thật như trở thành tổng thống Mỹ hay leo núi Everest ở tuổi 89.
Bạn còn trẻ, bạn có thời gian, tiền bạc, mối quan hệ và cả tài năng. Bạn còn mong đợi điều gì nữa mà không mơ đi? Danh sách mơ ước của tôi khi viết ra vào tháng 2 năm 2014, cho đến nay tôi đã hoàn thành tất cả những điều trong đó. Thật buồn cười khi tôi nhìn lại những ước mơ và thấy mình lúc đó thật khiêm tốn, nhưng tại thời điểm đó, nó dường như là điều tôi không thể thực hiện được.
3. Lên kế hoạch cho ngày tiếp theo vào mỗi tối
Không quan trọng ngắn hay dài, dễ dàng hay khó khăn, quan trọng là bạn làm điều này mỗi tối trước khi ngủ. Và cũng đừng quên nhìn lại những gì bạn làm được trong một ngày và tự hỏi bản thân mình sẽ đi tới đâu trong tương lai. Ngay cả khi bạn không nhớ bất cứ điều gì vào ngày hôm sau, bạn vẫn cảm thấy mình làm việc hiệu suất hơn và có được những điều mới mẻ dù nhỏ bé.
Tuần thứ tư: Mở rộng giới hạn bản thân
1. Thử sống khác đi
Từ những điều nhỏ nhất. Thử đi một con đường khác đến chỗ làm. Bước chân vào một quán cà phê lạ, hoặc vào shop quần áo mắc tiền. Tập chơi một môn thể thao mới. Thử làm một việc trước đây bạn chưa bao giờ làm.
Và mỗi ngày, trong khi bạn bận rộn với những điều quen thuộc hằng ngày, hãy hỏi bản thân bạn – mình có thể làm điều gì khác hơn được không? Bạn cần tập một thói quen trải nghiệm những điều mới mẻ, để ngắm nhìn cuộc sống qua những khía cạnh khác. Nói thì hơi cao xa, nhưng bạn cứ hình dung đến việc chỉ nhìn con đường mà bạn hay đi từ một ngôi nhà cao tầng xem? Đầy mới mẻ và lạ lẫm, giống như đang ở một khu phố khác vậy.
2. Bước ra khỏi vùng an toàn
Nếu bạn làm được tới đây, chúc mừng bạn vì đã đi được một quãng khá xa khỏi vùng an toàn của mình rồi đấy. Nhưng bạn cần phải… đi xa hơn nữa và đối diện với nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn. Và không chỉ nhìn vào chúng, bạn phải chiến đấu với chúng. Sợ độ cao? Hãy nhảy dù. Sợ đối mặt với sếp của bạn? Bước vào phòng ông ta một mình cùng bản đề xuất dự án mới. Dù kết quả có như thế nào, rõ ràng rằng cảm giác sợ hãi sẽ vơi bớt và thêm một chút dũng cảm như những lần “phải” sau này.
Nếu bạn ngại gặp người lạ, hãy đi đến buổi tiệc mà bạn không biết một ai và thử làm quen một anh chàng điển trai nào đó. Mỗi ngày là một điều mới để bạn khám phá và học hỏi.
3. Nghỉ ngơi
Chúc mừng bạn đã làm theo những gì được viết trong này. Bây giờ là lúc bản thân cần được nghỉ ngơi. Hãy ra khỏi ngôi nhà, tắt kết nối Wi-Fi, và tận hưởng không gian, thời gian riêng tư của chính mình.
Dành cho bản thân những câu trả lời trung thực nhất. Tháng vừa rồi của bạn đã trải qua như thế nào? Mọi việc xảy ra, điều gì xảy ra làm thay đổi cuộc đời bạn? Bạn sẽ tiếp tục tiến xa hơn hay dừng tại đây? Sau những cố gắng không ngừng nghỉ một tháng, hãy dừng lại một chút để suy ngẫm điều bạn đã làm được và không làm được.
Bài: Trung Phạm
Design: Thảo Trần
Theo: Brightside