3 mẹo quản lí tài chính hiệu quả cho năm 2022 - Tạp chí Đẹp

3 mẹo quản lí tài chính hiệu quả cho năm 2022

Sống

Năm 2022 là năm của “bình thường mới”, khi tất cả đều phải làm quen với trạng thái “không chắc chắn” về bất kể điều gì. Trong thời thế bất định đó, quản lí tài chính hiệu quả sẽ giúp bạn vững vàng hơn trước mọi tình huống bất ngờ. Dưới đây là 5 mẹo quản lí tài chính để bạn “ấm no” trong năm 2022.

1. Đặt mục tiêu cụ thể

Quản lí tài chính có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách bạn đặt mục tiêu cho mình. Phải biết đích đến của bạn là gì thì mới xây dựng được một kế hoạch tốt, giúp bạn đạt được mục tiêu ban đầu.

Đặt mục tiêu là chuyện dễ nhưng đặt mục tiêu đúng thì không phải ai cũng làm được. Chẳng hạn, ai cũng muốn tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sớm, làm chủ căn nhà, mua xe, khởi nghiệp, hoặc bắt đầu một gia đình. Nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức “mong đợi” thay vì nghiên cứu và thực sự lên kế hoạch cho nó.

Đặc điểm nhận dạng của một mục tiêu tốt nằm ở độ cụ thể. Ở đó sẽ bao gồm thời gian hoàn thành dự kiến, lí do bạn muốn đạt mục tiêu này, tính thực tế của mục tiêu, và bạn cần làm gì để đạt được nó.

Muốn việc quản lí tài chính đi đúng hướng, bạn sẽ cần “cụ thể hóa” mục tiêu bằng những mẹo dưới đây:
– Phân loại mục tiêu: Mục tiêu chia làm 2 loại: Mục tiêu dài hạn (từ 2 năm trở lên) như trả hết nợ nần, mở doanh nghiệp, mua nhà, nghỉ hưu sớm. Mục tiêu ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống) như giảm chi tiêu từng tháng, không dùng thẻ ghi nợ, tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.
– Trả lời các câu hỏi sau: Tại sao bạn muốn làm điều đó? Nếu thang điểm kỉ luật là từ 1-10, bạn cần mức kỉ luật bao nhiêu để đạt được mục tiêu? Mục tiêu này có khả thi nếu xét đến mức lương hiện tại, hoàn cảnh gia đình,..vv…? Thời gian hoàn thành dự kiến là bao lâu?
– Đặt thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu: Việc này giúp bạn sử dụng hiệu quả thời gian và sức lực của mình.

2. Lên kế hoạch chi tiêu

Bảng kế hoạch chi tiêu như sổ ghi chép thu chi của bạn trong một tuần, một tháng hoặc một năm. Ở đó bao gồm số tiền bạn bỏ ra trong một tháng, bạn đã mua sắm những gì, thu nhập của bạn là bao nhiêu và đến từ những nguồn nào. Như thế, một bảng kế hoạch chi tiêu sẽ tiết lộ bạn có đang “vung tiền” quá đà hay vẫn đang đúng kế hoạch, có đang mua sắm thông minh không hay vô tội vạ. Để đi được đến nơi nào đó, bạn phải biết mình đứng ở đâu trước đã. Tương tự thế, để quản lí tài chính hiệu quả, bạn phải biết mình đang chi tiêu thế nào.

Ngày nay, việc theo dõi chi tiêu đã tiện lợi hơn với sự trợ giúp của công nghệ. Dưới đây là một số app bạn nên biết và dung thử:
1. Money Lover: Nằm trong top 5 ứng dụng tốt nhất trên Android
2. Spendee: Công cụ theo dõi chi tiêu với phân loại cụ thể như chi tiêu cho gia đình, chi tiêu công việc, chi tiêu kì nghỉ,….
3. Misa: Ứng dụng được ví như “sổ chi tiêu gia đình”
4. Mint: Tích hợp mọi công cụ quản lí chi tiêu nhưng vẫn rất gọn nhẹ, giao diện dễ chịu.

3. Đa dạng hóa nguồn thu

Quản lí tài chính không chỉ là cân đo đong đếm khoản tiền hiện có, mà còn tìm cách mở rộng ngân sách của minh. Sau 2 năm lao đao vì dịch bệnh, đa dạng hóa nguồn thu đang là xu hướng của người lao động 2022. Giai đoạn cắt giảm nhân sự, hạ mức lương đã khiến chúng ta nhận ra một điều rằng: cần có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập để duy trì một cuộc sống ổn định trong thời thế bất định này. Để khi có vấn đề xảy ra với công việc chinh, bạn vẫn xoay sở được với những công việc còn lại.

Dưới đây là một số gợi ý công việc “ngoài lề” mang lại thu nhập cho bạn:
– Content Writer: nhận viết nội dung, review sản phẩm.
– Blogger
– Kinh doanh online
– Kiếm tiền từ youtube
– Kiếm tiền từ podcast
– Đầu tư chứng khoán
– Cho thuê phòng
– Quản lý fanpage/community

Việc quản lí được chi tiêu sẽ đem lại cảm giác “kiểm soát” cho bạn, thứ ai cũng thèm khát trong thời đại mơ hồ này. Hãy thử ngay 5 mẹo trên để nhanh chóng đạt được mục tiêu bạn nhé!

Tác giả: Đẹp Online

24/02/2022, 11:55