3 bước giảm bết dính cho da đầu nhiều dầu

Da đầu dư dầu là một tình trạng phổ biến khiến tóc nhanh bẩn, chân tóc xẹp và mật độ tóc trông thưa thớt. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu dư dầu, tóc bết dính

Di truyền bẩm sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến một người có mái tóc đổ dầu. Trung bình ở bên dưới chân tóc của mỗi người chỉ có từ 2-3 tuyến bã nhờn, tuy nhiên, nếu số lượng này lớn hơn hoặc chúng hoạt động mạnh mẽ hơn sẽ gây ra tình trạng dư dầu.

Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone trước và sau sinh, khi dậy thì, sử dụng thuốc có tác động đến việc tăng/giảm hormone, hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức khuya, lười vận động và stress kéo dài cũng gây ra tình trạng da đầu thường xuyên đổ dầu.

Ngoài ra, có những yếu tố bên ngoài khác khiến tóc bạn đổ dầu. Ví dụ như ô nhiễm không khí và nguồn nước hay môi trường sống bí bách, nóng nực, có độ ẩm cao. Việc không thường xuyên làm sạch các vật dụng sử dụng trên tóc và da đầu như mũ bảo hiểm, lược, máy sấy tóc, máy tạo kiểu… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da đầu bạn nhanh bết dính dù cho có vừa mới được gội xong.

Sai lầm thường gặp khi cố gắng cải thiện tình trạng da đầu dư dầu

Trên thực tế, thói quen gội đầu thật thường xuyên mỗi ngày, thậm chí là một ngày nhiều lần và dùng móng tay gãi mạnh để loại bỏ lượng dầu khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, lớp màng hydrolipid hay còn gọi là “lớp dầu” trên da đầu rơi vào trạng thái mất cân bằng. Cơ thể cố gắng chống lại tác động xấu này và việc tiết ra ngày một nhiều hơn lượng dầu trên da đầu là thường gặp.

Ngoài ra, tác động lực mạnh mẽ trong lúc gội sẽ càng “kích hoạt” tuyến bã nhờn hoạt động tích cực hơn bình thường. Không chỉ gây hại cho da đầu, sợi tóc sẽ ngày một khô xơ. Đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc: “Tại sao chân tóc bết dầu nhưng phần thân và đuôi tóc lại khô xơ?” Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn hay tìm cách “đánh bay dầu”, việc chúng ta cần làm là tìm cách cân bằng lượng dầu trên da đầu và tóc.

Giải pháp cho tình trạng da đầu dư dầu, bết dính

1. Làm sạch tóc và da đầu với dầu gội dịu nhẹ

Đối với việc làm sạch, mỗi lần gội, bạn nên lặp lại bước gội lần 2 để mang lại hiệu quả làm sạch tốt nhất. Với những ai chỉ gặp phải tình trạng da đầu dư dầu nhẹ, có thể kết hợp gội lần 2 với một loại dầu gội khác phù hợp với tình trạng tóc của mình, ví dụ như dầu gội cho tóc khô, tóc bông xù, tóc hư tổn.

Dầu gội cân bằng dầu cho da đầu Kérastase Specifique Bain Divalent sở hữu tác động kép vừa làm sạch, vừa nuôi dưỡng, dòng dầu gội này mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi gội. Kết cấu tạo bọt giúp lấy đi các bụi bẩn và lượng dầu dư thừa “cứng đầu” trên da đầu và chân tóc. Thành phần từ Amino Acid trong công thức sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc và bề mặt da đầu.

2. Làm sạch sâu cho tóc và da đầu bằng mặt nạ đất sét

Bên cạnh những bước gội, thói quen đắp mặt nạ đất sét cho tóc thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ làm sạch sâu bằng cách loại bỏ bụi bẩn, các thành phần ô nhiễm, dầu thừa, các chất gây mùi khó chịu trên da đầu. Sau khi làm ướt da đầu và tóc, thoa trực tiếp mặt nạ lên da dầu. Massage thật nhẹ nhàng, đất sét sẽ hòa tan trong nước và tạo bọt giống như dầu gội. Bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét thay thế cho dầu gội 1 tuần/lần.

Mặt nạ tóc sạch sâu từ đất sét Kaolin Kérastase Specifique Argile Equilibrante có kết cấu đặc sẽ hóa thành bọt mịn khi kết hợp với nước giúp mặt nạ trở thành cái “bẫy” của các loại bụi bẩn.

3. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho tóc

Sau khi đã làm sạch cho da đầu, bạn lấy sản phẩm thoa đều lên thân và ngọn tóc, massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút để sản phẩm thẩm thấu. Nếu muốn tăng cường độ hiệu quả, bạn có thể dùng khăn ấm để ủ tóc trong vòng 10 phút. Sau đó, xả lại thật sạch bằng nước.

Mặt nạ dưỡng ẩm sâu cho tóc bóng khỏe và mềm mượt Kérastase Specifique Masque Rehydratant với cơ chế cấp ẩm thông minh giúp đưa nước vào bên trong thân tóc. Các thành phần protein giúp mái tóc suôn mềm hơn và chống xơ rối.


From the same category