Bạn biết gì về “tắm rừng” – phương pháp chữa bệnh độc, lạ?

Tại Nhật Bản, “tắm rừng” được xem là xu hướng mới bảo vệ sức khỏe  của người dân. Năm 1982, Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản đã sử dụng từ shinrin-yoku cho liệu pháp “tắm rừng” và khẳng định đây là một liệu pháp chữa bệnh lành mạnh.

Bạn đừng nghĩ “tắm rừng” là…hành động tắm ở trong rừng. Thật ra, “tắm rừng” (shinrin-yoku) là thuật ngữ dùng để chỉ việc “tắm” trong bầu không khí trong lành của rừng. Hiểu nôm na “tắm rừng” là việc con người đắm mình và kết nối với thiên nhiên thông qua các hoạt động như đi bộ thư giãn, ngồi thiền, hít thở không khí trong lành.

"Tắm rừng" chính là việc hòa mình vào thiên nhiên, môi trường xung quanh.
“Tắm rừng” chính là việc hòa mình vào thiên nhiên, môi trường xung quanh.

Shinrin-yoku giống như một “cây cầu”, giúp kết nối các giác quan, thu hẹp khoảng cách giữa con người và thế giới tự nhiên. Ngoài Nhật Bản, liệu pháp “tắm rừng” còn ngày một phổ biến và được ưa chuộng ở một số quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,..

Điều gì khiến người Nhật ưa chuộng “tắm rừng”?

Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã thừa nhận “tắm rừng” đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Tăng cường chức năng miễn dịch

Không khí trong lành, mát mẻ của những cánh rừng chứa nhiều tinh dầu phytoncide – hoạt chất có khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho chúng ta. Phytoncide có trong cây cối, hoa quả,… còn có thể bảo vệ con người trước sự tấn công của côn trùng, vi sinh vật.

Một trong những lợi ích của việc "tắm rừng" là tăng hệ hệ thống miễn dịch.
Một trong những lợi ích của việc “tắm rừng” là tăng hệ hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, đắm mình vào thiên nhiên trong khoảng thời gian dài sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của bạch cầu trong việc ngăn chặn và loại bỏ các tế bào vi rút và khối u cho cơ thể.

2. Giúp giảm huyết áp, hạn chế stress

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Chiba Nhật Bản năm 2010, môi trường rừng giúp giảm nồng độ cortisol (chất sinh ra khi bị stress) trong cơ thể. Từ đó tác động tích cực đến hệ tim mạch, giúp làm giảm huyết áp.

Đặc biệt, chất kháng sinh Phytoncide sẽ làm giảm mức độ hoóc môn căng thẳng ở cả nam và nữ. Nếu đang cảm thấy lo lắng, mệt mỏi về công việc, thì đi bộ trong rừng là điều đáng cân nhắc..

3. Tăng cường chức năng nhận thức, sáng tạo

Việc dành thời gian gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp cải thiện hoạt động nhận thức, độ sáng tạo của con người. Vì khi thả hồn vào thiên nhiên, đầu óc chúng ta sẽ được “thanh lọc” trở nên minh mẫn, linh hoạt và sáng suốt hơn.

Trải mình với tự nhiên là làm tăng chức năng nhận thức.
Trải mình với tự nhiên là làm tăng chức năng nhận thức.

Y học cổ truyền Ấn Độ cũng chỉ ra rằng, kết hợp yoga với “tắm rừng” sẽ làm giải phóng các giác quan, giúp tinh thần thoải mái và dễ đi vào trạng thái hạnh phúc.

Vậy làm thế nào đểtắm rừng” đúng cách?

Rất đơn giản! Hãy đi tìm một khu rừng hoặc nơi nào đó có nhiều cây xanh như công viên và chỉ cần thư giãn, hít thở một cách thoải mái nhất. Nên nhớ, bạn không cần phải vận động mạnh hay đem theo các thiết bị đo sức khỏe. Vì điều quan trọng nhất là thư giãn chứ không phải hoàn thành bất cứ một mục tiêu nào cả.

Không cần phải vận động gì hết, bạn chỉ cần thư giãn, hít thở và cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
Không cần phải vận động gì cả, bạn chỉ cần thư giãn, hít thở và cảm nhận thiên nhiên xung quanh.

Laurence Monce, nhà liệu pháp thiên nhiên khuyên chúng ta nên nằm trên lá cây trong rừng. Hãy trải một tấm chăn ra, rải đầy lá cây và nằm lên chúng. Cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi và đây là một trong những cách giải độc tốt nhất, sau đó nghỉ ngơi dưới bóng râm.

Ngoài ra, hãy cảm nhận bằng tất cả các giác quan! Lắng nghe hết những âm thanh tinh tế của khu rừng. Dùng thính giác để cảm nhận được mùi của đất, của không khí trong lành và mùi của những loài cây cỏ.

Các nhà y học cũng khuyên nên “tắm rừng” ít nhất 30 phút mỗi lần để cơ thể được “hít thở” bầu không khí mát mẻ, trong sạch. Ngoài ra, bạn có thể mang theo một ít thức ăn nhẹ và đồ uống, chẳng hạn như trà hoặc trái cây tươi,…

Nếu không thể vào rừng, hãy tìm bất cứ nơi nào có cây cối như công viên hoặc vườn.
Nếu không thể vào rừng, hãy tìm bất cứ nơi nào có cây cối như công viên hoặc vườn.

Nhà sinh vật học Arvay từng nói: “Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Nếu tách mình khỏi môi trường sống tự nhiên, rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta.” Vì thế hãy bước ra ngoài và hòa mình cùng thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe của chính mình!


From the same category