20 sự thật khi làm một biên tập viên thời trang

Nhắc tới những công việc trong lĩnh vực thời trang, ai cũng nghĩ ngay đến những bộ đồ hiệu đắt tiền, những chiếc túi xách đáng ao ước, những đôi giày “đi vào lòng người,” những kỳ nghỉ tuyệt đẹp, v.v… Bạn là một nhân viên “chân ướt, chân ráo” vào làm tại một tạp chí thời trang, liệu thực tế có đúng như vậy? Cùng Đẹp Online tìm hiểu những điều ẩn chứa sau vầng hào quang đầy hấp dẫn của công việc ấy!


Chẳng phải ai cũng lấy việc hạch sách bạn làm niềm vui như vị tổng biên tập Miranda Priestly trong phim “Devil wears Prada” đâu

1. Đi làm vẫn có thể thật vui. Thật sốc phải không? “Quỷ cái” có thể mặc đồ Prada, nhưng hầu hết mọi người ăn mặc đơn giản với áo phông và quần jeans, và chẳng phải ai cũng sẽ mặc định bạn – một người chân ướt chân ráo mới vào nghề – sẽ thuộc tầng lớp đầy tớ cao cấp đâu. 

2. Không phải ai cũng xấu nết. Những kẻ xấu nết sẽ chẳng thể có bạn bè thật sự, và sẽ cứ luẩn quẩn một mình trong đống hàng hiệu. Thế nên bạn đừng nên ghen tị làm gì!


Chức càng cao, bạn sẽ càng nhận được nhiều đồ miễn phí. Hãy biết cách tận hưởng hết cỡ những món này!

3. Những món quà được tặng thường khiến mọi người ghen tị với bạn. Dĩ nhiên những món lòe loẹt kệch cỡm sẽ chẳng đáng công bỏ ra để tha chúng về nhà, nhưng kem dưỡng, sách và nến thơm quả đúng là những món trời cho. Nhưng đừng bao giờ hứa sẽ viết bài PR cho bất cứ món nào bạn nhận, bằng không bạn sẽ phải lãnh đủ đống email giận dữ từ những nhà tài trợ “đáng yêu” kia.

4. Bán những món đồ đắt tiền được tặng mà không dùng đến trên mạng sẽ mang đến nguồn thu mới. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng những món đồ ấy kia thì việc “tẩu tán” chúng đi là một sáng kiến không tồi.

5. Nếu bạn có một địa chỉ email với tên miền của công ty, hãy giữ gìn và trân trọng nó. Người trong ngành thời trang ai cũng có “sở thích” sưu tầm địa chỉ email. 


Bạn có nhận ra rằng mọi nhân vật quyền lực nhất trong ngành thời trang đều có quan hệ thân thiết (ít nhất là ở chỗ đông người) với nhau không?

6. Quan hệ là quan trọng nhất. Ai cũng sẽ nghĩ tới việc làm cùng người quen biết đầu tiên. Và may mắn thay, bạn sẽ dễ dàng biết rõ được ai ưa hay ghét bạn trong ngành thời trang. Nếu bạn tìm dược một biên tập viên có thể làm việc với bạn, hãy trở thành bạn của họ ngoài đời. Điều quan trọng là bạn phải biết được ranh giới giữa làm bạn và làm việc.

7. Bạn học được cách tin tưởng bản thân tuyệt đối. Để có thể kiếm thật nhiều tiền từ thời trang, đã có nhiều người “bán rẻ” mình để viết lên những bài quảng cáo lố bịch, sai sự thật. Cần phải phân định ra những ranh giới mà bạn không bao giờ vượt qua!

8. Một ngày đẹp trời nào đấy, bạn sẽ trở thành stylist vĩ đại nhất hành tinh. Điều tuyệt vời về thời trang chính là chẳng có cách nào để biết được điều nào tốt hay không. Cứ tự tin rằng bạn thật tuyệt, và bạn sẽ được như vậy. Đấy là chìa khóa thành công rất quan trọng!


Tổng biên tập Tạp chí Vogue Mỹ Anna Wintour đã nói: “Việc xuất hiện trên Vogue chắc hẳn phải có ý nghĩa nhất định nào đấy.” Qua hàng trăm năm, nhiếp ảnh thời trang đã minh chứng năng lực thay đổi thế giới quan cực kỳ hiệu quả.

9. Hãy trân trọng quyền năng thay đổi thế giới bằng một tấm hình của mình. Hãy tin rằng mình thật vĩ đại, nhưng đừng trở nên tự mãn! Hãy làm việc chăm chỉ, sáng tạo và sâu sắc, bằng không bạn chỉ như con robot biết gửi email hàng loạt mà thôi!

10. Ngành thời trang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ mất đi bạn bè bởi những món đồ thất lạc, hay “căm thù” những kẻ quên đưa lại hóa đơn taxi gần 200.000VND cho bạn. Nếu tính bạn hơi điên điên tí, thì đấy sẽ là điểm cộng cực kỳ thuận lợi, bởi bạn sẽ chẳng để tâm nhiều. Cũng chẳng lạ khi hầu hết những ai làm trong ngành cũng đều như vậy. 


Việc khoác lên người hàng tá hàng hiệu chưa bao giờ đồng nghĩa với mặc đẹp

11. Gu thẩm mỹ đáng giá hơn quần áo hàng hiệu cả tỷ lần. Điều đấy chẳng cần nói thì chắc ai cũng hiểu, nhỉ?

12. Mọi thứ đều quy về công nghệ. Thực tế, công việc thời trang liên quan tới hàng đống những loại giấy tờ, sổ sách và hòm thư lúc nào cũng đầy những email công việc với từ khóa “Khẩn cấp”. Nếu nhà bạn thuê không có wifi xịn thì hãy chuyển nhà ngay và luôn!

13. Bạn chẳng cần phải mặc hàng hiệu để trở thành người “đẹp nhất đêm nay”. Nhất là khi đứng giữa những kẻ thích xúng xính, thể hiện bản thân qua những món đồ trên người!


Hình ảnh người mẫu gục ngay trên bàn trang điểm giữa cao điểm của tuần lễ thời trang chẳng còn lạ lẫm với với người trong ngành nữa

14. Các show diễn cực kỳ căng thẳng và cực kỳ nhốn nháo. Nhưng nếu phải đi dự, nhớ mang theo một cuốn sổ tay, một chai nước lọc và đừng quên lòng tự tin. Ngồi thẳng, tập trung, và hãy phóng ra khỏi phòng nhanh nhất khi show vừa kết thúc.

15. Những thương hiệu có một khoản ngân sách riêng để dẫn những người như bạn dùng bữa tại những nhà hàng sanh chảnh. Đừng tỏ ra ngại ngùng! Hãy tận hưởng!


Các buổi tiệc sang trọng nơi bạn có cơ hội sánh vai cùng những ngôi sao sáng nhất bầu trời giải trí là một phần hấp dẫn của công việc bạn

16. Những khoản thù lao dù ít dù nhiều nhưng đã là của bạn thì bạn có quyền nhắc nhở để được thanh toán. Bạn đi làm chứ bạn không đi xin, phải không?


Chiếc áo thời thượng bạn mặc có thể đã được sản xuất trong một xưởng may mà quyền lợi của người lao động bị hạn chế đến mức tối đa. Vì thế, hãy luôn là một người tiêu dùng thông minh.

17. Dĩ nhiên sẽ có thời trang tốt và thời trang xấu. Thời trang xấu nhàm chán, chợ búa và có trời mới biết chúng được sản xuất ở đâu. Thời trang tốt thông minh, đẹp đẽ và gợi cảm hứng. Hãy biết đứng về cái đúng bạn nhé!

18. Thời trang rộng hơn Instagram và Facebook. Hãy nhớ cho thật kỹ!


Khái niệm thời trang không đơn thuần chỉ là  #OOTD (trang phục trong ngày). Hãy luôn luôn nhớ rõ điều này!


19. Có lẽ bạn sẽ chẳng làm việc trong ngành thời trang mãi mãi được. Nhưng bạn sẽ luôn tự hào rằng mình đã từng hoặc không còn dính líu đến nó nữa.

20. Và quan trọng nhất, đằng nào thì quần áo cũng sẽ chỉ là quần áo mà thôi!

Bài: Trí Võ

Ảnh: Vogue, Instagram, Getty


logo


From the same category