Đừng đợi đến khi nào mình có thời gian rảnh hoặc quá nhiều vấn đề sức khỏe mới đi vào phòng tập gym nhé. Phải luyện tập thể dục thường xuyên mới có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.
Chọn nhầm thể loại nhạc
Âm nhạc có tác dụng giúp bạn thư giãn, tuy nhiên lựa chọn thể loại âm nhạc phải thích hợp với sở thích cũng như tâm trạng của bạn nếu không sẽ đem lại kết quả ngược lại.
Quên mỉm cười mỗi ngày
Nếu như bạn không thể nhớ lần cuối mình cười “sái quai hàm” là khi nào thì bạn cần phải điều chỉnh lại ngay cuộc sống của mình. Bạn hãy nhớ rằng nụ cười có tác dụng giải toả căng thẳng, giảm đau và tăng sức đề kháng.
Không thích dọn vệ sinh theo lịch
Giữ thói quen vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp bạn có không gian sống thoáng đãng, điều này rất có lợi giúp cho tâm trạng thoải mái lên. Ngược lại, ngôi nhà bừa bộn chỉ khiến tâm trạng bạn thêm rối bời, khiến áp lực gia tăng.
Cố gắng đối đầu với những điều mình ghét
Chuyên gia cho biết, tránh đi những điều dễ gây áp lực cũng giúp bạn thư giãn. Ví dụ như nếu bạn không thích chỗ đông người và ồn ào thì tốt nhất là cuối tuần không nên đi shopping mà hãy lựa chọn không gian yên tĩnh hơn để thư giãn như đi spa, uống cà phê với cuốn sách yêu thích trên tay.
Không bao giờ tự cổ vũ bản thân
Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn thường xuyên tự nhủ với bản thân những câu như “tất cả rồi sẽ tốt hơn thôi!”, “mình sẽ làm được!”… sẽ giúp bạn lạc quan hơn để xua tan đi những áp lực đang đè nén lên bạn.
Không biết cách điều chỉnh hơi thở
Khi tâm trạng căng thẳng, cơ thể sẽ tự khiến hơi thở nhanh hơn. Dựa vào tình trạng của cơ thể mình, bạn hãy học cách hít thở sâu. Như vậy sẽ giúp bạn bình tâm trở lại, sự căng thẳng sẽ giảm bớt phần nào.
Thích thức đêm
Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc không những giúp bạn tránh được các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư… mà còn nâng cao sự tự tin của bạn.
Không sắp xếp thứ tự quan trọng của công việc
Nếu bạn có quá nhiều công việc trong một ngày, hãy dành vài phút để sắp xếp thời gian và trình tự giải quyết nhé. Chỉ khi tính toán kĩ lưỡng thứ tự công việc phải làm một cách thích hợp thì bạn mới yên tâm giải quyết hết mọi việc thật suôn sẻ.
Chỉ biết nói “vâng, tôi đồng ý”
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, nếu bạn chỉ biết chấp nhận với mọi đề nghị chưa chắc đã là tốt bởi nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực hơn. Hãy học cách từ chối trong trường hợp cần thiết.
Nghiện dùng điện thoại
Ngày nay điện thoại di động có mặt trong nhiều hoạt động của chúng ta như gọi điện thoại, đọc báo, dùng email, chơi facebook… rất nhiều người trong chúng ta ngày càng lệ thuộc vào chiếc điện thoại, thậm chí 24/7 không rời tay khỏi nó. Chứng nghiện điện thoại này sẽ làm gia tăng áp lực tâm lý. Hãy định ra thời gian nhất định được sử dụng điện thoại trong ngày, đến tối bạn hãy cất điện thoại đi và hãy chia sẻ thời gian nghỉ ngơi bên gia đình, người thân một cách trọn vẹn nhé.
Bích Hậu
Biên dịch từ wise99