12 điều hoang tưởng và sự thật về vắc-xin

Vắc-xin thực sự như thế nào?

Lịch sử vắc-xin là một quãng đường dài đầy thăng trầm. Khi mới xuất hiện, vắc-xin được ví như một kỳ quan mới của công nghệ hiện đại, nhưng hiện nay nó lại là khởi nguồn của hầu hết các tranh cãi gắt gao trong y học.


Có thể chúng ta sẽ không bao giờ ngã ngũ về lợi và hại của vắc-xin. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu khoa học gần đây, chúng ta đã khẳng định được một số thông tin sau.

Một số loại vắc-xin có chứa thủy ngân
Đúng

Thimerosal có chứa tới 50% là thủy ngân có tác dụng diệt khuẩn. Theo CDC (Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ), chất này có mặt trong hầu hết vắc-xin cúm.

Tuy nhiên, từ năm 2001, thimerosal đã không được sử dụng trong vắc-xin định kỳ cho trẻ dưới 6 tuổi. Loại này và một số vắc-xin cho người lớn và trẻ lớn đều khác có loại không chứa thimerosal hoặc chỉ chứa một lượng rất nhỏ.

Vắc-xin gây chứng tự kỷ
Sai

Năm 1998, Andrew Wakefield đã công bố kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ của mình, cho rằng vắc-xin chống sởi, quai bị và rubella (MMR) có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ. Nghiên cứu này đã dấy lên mối lo ngại làm giảm tỉ lệ tiêm vắc-xin dẫn đến những đợt bùng phát bệnh sau này.


Tuy nhiên, nghiên cứu bị cho là không có cơ sở, tờ tạp chí đăng kết quả nghiên cứu đó đã phải rút lại bài viết của mình. Năm 2004, Viện y khoa đã công bố bản báo cáo cho thấy không có bằng chứng khoa học nào chứng mình MMR và tự kỷ có liên quan đến nhau. Tháng 9 năm 2010, CDC cũng cho biết kết quả tương tự.

“Việc trẻ không được tiêm vắc-xin còn nguy hiểm hơn”, bác sỹ Carie Nelson, chủ tịch Ủy ban Y tế Cộng đồng cho biết.

Vắc-xin gây tác dụng phụ
Đúng

Vắc-xin có tác dụng phụ, hay gặp nhất là đau ở chỗ tiêm và sốt, hai triệu chứng này dễ dàng bị đẩy lùi bằng acetaminophen và ibuprofen. Ít gặp hơn là các cơn động kinh (co giật hoặc long mắt). Các nguy cơ cũng còn tùy thuộc vào loại vắc-xin. Ví dụ, cứ 14 000 trẻ chích ngừa DTaP thì có 1 trẻ bị động kinh; tỉ lệ này ở vắc-xin MMR là 1/3000.


Một số trẻ có nguy cơ chịu tác dụng phụ cao hơn trẻ khác. Trong trường hợp này, theo CDC, tốt nhất là nên cảnh báo gia đình hoặc không cho trẻ tiêm loại vắc-xin đó.

Nếu những người khác đều tiêm vắc-xin thì mình cũng an toàn
Sai

Chỉ là “nếu” thôi. Theo bác sỹ nhi khoa Ari Brown, những gia đình cùng không tiêm ngừa cho con thường gửi trẻ đi học ở cùng trường, cùng một nhóm bạn, do đó, những bệnh mà lẽ ra vắc-xin có thể phòng ngừa rất dễ lây lan.



Đợt bùng phát bệnh ở San Diego và Boulder, Colo đã chứng minh điều đó. Hơn nữa, một số người không thể tiêm vắc-xin do cản trở tuổi tác và sức khỏe. Ngoài ra, mầm bệnh uốn ván và viêm gan A có thể xâm nhập từ đất và thực phẩm nhiễm bẩn chứ không nhất thiết từ người khác.

Vắc-xin đảm bảo bạn được an toàn
Sai

Vắc-xin không đảm bảo có thể bảo về bạn 100% khỏi bệnh tật, tuy nhiên, chúng có thể giúp hạn chế tác hại của bệnh.



Chẳng hạn như vắc-xin phòng cúm và thủy đậu, bạn vẫn có thể bị nhiễm khi đã tiêm ngừa, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn rất nhiều. Theo bác sỹ Brown, vắc-xin có hiệu quả 80% ngăn ngừa bệnh và 100% hạn chế tác hại bệnh.

Theo các chuyên gia “miễn dịch cộng đồng” là giải pháp tốt nhất – càng nhiều người được tiêm vắc-xin thì dân số sẽ được bảo vệ nhiều hơn, bao gồm cả những người không thể tiêm vắc-xin do hạn chế sức khỏe và tuổi tác, hoặc các lý do tôn giáo.

Tiêm vắc-xin quá nhiều sẽ làm hệ miễn dịch yếu đi
Sai

Mỗi liều vắc-xin khiến cho cơ thể có phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể giúp chống lại được căn bệnh khi nó xuất hiện.



Hãy cho trẻ em chích ngừa nhiều loại vắc-xin cùng lúc để bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt.

Chỉ tiêm vắc-xin cho trẻ nhỏ
Sai

Có nhiều loại vắc-xin dùng cho trẻ lớn và người trưởng thành. Cụ thể như việc chích ngừa cúm định kỳ hàng năm.



Sinh viên đại học nên được tiêm vắc-xin phòng chống viêm màng não trước khi sống tập thể, người già thì nên tiêm vắc-xin phòng viêm phổi.

Người lớn cũng cần hỗ trợ chống bệnh uốn ván và chứng ho gà. Vì trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không đề kháng được bệnh ho mà lại rất dễ nhiễm bệnh này từ người lớn.

Chích ngừa HPV chỉ dành cho con gái
Sai

Có hai loại vắc-xin chống HPV: Cervarix dành cho nữ từ 10 đến 25 tuổi, và ardasil cho nữ từ 9 đến 26 tuối. Tuy nhiên, Gardasil cũng có thể được sử dụng cho nam từ 9 đến 26 tuổi để chống lại virus HPV tuýp 6 và 11, gây 90% bệnh u nhú.



Tuy nhiên, nữ giới tiêm vắc-xin này nhiều hơn nam giới. Theo CDC, tại Mỹ mỗi năm có khoảng 500 000 ca u nhú.

Phụ nữ mang thai không được tiêm vắc-xin
Sai

Ý kiến này chỉ đúng một phần. Theo Hiệp hội sức khỏe gia đình Mỹ, phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin thủy đậu và MMR; nhưng vắc-xin phòng cúm thụ động là rất cần thiết vì trong thời gian này, hệ miễn dịch của họ rất yếu và dễ bị nhiễm bệnh hơn.



Tuy nhiên, chỉ có 11% phụ nữ mang thai đi chích ngừa cúm trong khi việc chích ngừa còn kích thích cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể bảo vệ em bé trong suốt 6 tháng đầu đời.

Miễn dịch tự nhiên là tốt hơn
Đúng

Bác sỹ Nelson cho hay khi bị nhiễm bệnh hệ miễn dịch tự nhiên được kích thích tốt hơn so với tác động của vắc-xin. (Ngoại trừ bệnh cúm do bệnh này có khuynh hướng thay đổi thường xuyên). Nhưng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn nếu tiêm vắc-xin phòng ngừa.



Bác sỹ Nelson cho biết, vấn đề của hệ miễn dịch tự nhiên là ở các bệnh phức hợp. Chẳng hạn, bệnh thủy đậu có thể dẫn tới viêm não, viêm phổi hoặc nếu trẻ gãi quá nhiều, có thể bị các bệnh về da như MRSA. Nếu nhiễm virus bại liệt, trẻ có thể bị liệt suốt đời, quai bị, điếc, cúm Haemophilus loại B (Hib) và tổn thương não. Do đó bạn không nên chỉ trông chờ vào hệ miễn dịch tự nhiên mà hãy cho trẻ tiêm vắc-xin từ trước.

Không cần tiêm vắc-xin nữa vì căn bệnh đã được xóa sổ
Sai

Căn bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã được WHO công bố xóa sổ là bệnh đậu mùa. Còn cho đến nay vẫn có những trận bùng phát bệnh quai bị, sởi và ho gà.



Vắc-xin có thể bảo vệ bạn khi bạn sống giữa những người chưa tiêm vắc-xin cho dù bạn ở đâu. Theo WHO, dưới 95% người dân Tây Âu tiêm vắc-xin và đó cũng là nơi có số người nhiễm sởi chiếm tới 82% năm 2009.

Vắc-xin là công cụ kiếm tiền của bác sỹ
Sai

Vắc-xin không phải là cần câu cơm của bác sỹ. Bác sỹ Nelson còn cho rằng họ còn phải mất thêm tiền vì vắc-xin do công sức đòi hỏi nhiều hơn. Một số bác sỹ được nhận hỗ trợ từ HMOs nhưng “khoản hỗ trợ đó chỉ để bác sỹ nâng cao tay nghề và dung cho hoạt động điều hành”.



Doanh thu từ vắc-xin chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng doanh thu ngành dược. Các bác sỹ hiện nay gặp khó khăn do quá ít công ty dược đồng ý sản xuất vắc-xin. 30 năm trước, có hơn 30 công ty sản xuất loại dược phẩm này nhưng ngày nay chỉ còn 5 công ty chiếm 80% thị phần.


Đặng Thực (Theo heath.com)

From the same category