11 lưu ý cần biết để bảo vệ nhà cửa trong mùa mưa, nồm

 Mách bạn một vài gợi ý nho nhỏ để xử lý tận gốc sự ẩm mốc, giúp nhà cửa bớt đi nỗi “bức bách” mùa mưa, nồm.

Hệ thống thông gió: Nếu muốn nhà cửa luôn thông thoáng, trong lành, bạn nên thường xuyên bật hệ thống thông gió hoạt động. Ngoài ra, điều này còn tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, tránh được những bệnh thường gặp trong mùa mưa.
Mái nhà: Vào mùa mưa, mái nhà là phần bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất. Vì thế, bạn nên kiểm tra mái nhà trước khi mùa mưa đến. Sửa chữa rò rỉ và lợp những lớp phủ chống thấm cho mái nhà và sân thượng để giữ cho chúng được vững chắc.
Hệ thống thoát nước: Nên kiểm tra hệ thống thoát nước trước khi mùa mưa đến. Nên xây một rãnh nước mưa cạnh nhà, thông cống rãnh thoát nước, lấp những hố nước hay những vùng bị trững nước quanh nhà và trong vườn để đảm bảo cho cả gia đình tránh nhiễm phải những dịch hại vào mùa mưa.
Trần và tường nhà: Trần và tường nhà là hai phần quan trọng của một ngôi nhà. Vì thế, để bảo vệ căn nhà của mình, bạn nên kiểm tra và sửa chữa những rò rỉ, chẳng hạn như các vết nứt trên trần và tường nhà trước mùa mưa đến để nước không ngấm vào. Ngoài ra, bạn nên làm sạch máng xối mưa hàng tuần để đảm bảo cặn bẩn không đọng lại và nước mưa từ mái nhà chảy thông. Điều này giúp cho trần và tường nhà không bị ngấm nước và nứt vào mùa mưa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sơn lại tường nếu lớp sơn cũ đã trở nên xấu xí. Bạn nên chọn sơn chống thấm để tránh sơn bong tróc vào mùa mưa.
Thảm và chăn: Thảm và chăn là những đồ trang trí nội thất quan trọng, tạo nên phong cách của căn nhà. Vì thế, bạn nên thường xuyên giặt sạch chăn, thảm bằng các chất tẩy rửa để tránh bụi bẩn bám lên và độ ẩm thấm sâu vào sợi chăn. Vào mùa mưa và nồm, bạn nên gấp và cuộn chăn gối vào các túi sạch và cất ở nơi thoáng đáng tránh bị ẩm mốc. Ngoài ra, vào mùa nồm, bạn nên dùng thảm nhựa hoặc tre thay vì thảm vải nhé.
Ghế sofa: Thường xuyên hút bụi ghế sofa nhằm ngăn ngừa nấm phát triển, đảm bảo cho sức khỏe của cả gia đình.
Đồ nội thất và sàn nhà bằng gỗ: Vào mùa mưa, nồm, độ ẩm không khí cao nên đồ nội thất bằng gỗ như tủ, cửa ra vào hay sàn nhà thường dễ bị ẩm mốc, mọt, vì thế, bạn cần có biện pháp giữ gìn hiệu quả.
Tủ gỗ: Một trong những mẹo giữ gìn tủ gỗ tốt nhất là cho một vài viên long não hoặc lá sầu đâu vào trong tủ giúp loại bỏ độ ẩm và bảo vệ quần áo của cả nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc một ít đinh hương lên quần áo để diệt côn trùng.
Sàn nhà: Bạn nên giữ cho sàn nhà luôn sạch sẽ, không ẩm mốc. Sau khi lau sàn xong, để sàn khô rồi dùng sáp nến xoa lên, sẽ giữ sàn sạch đẹp lâu mà không bị ngấm nước.
Cửa sổ: Lắp thêm tấm chắn ở cửa sổ để tránh nước mưa hắt vào khi trời mưa. Bạn cũng nên xem lại phần gioăng cao su ở phần cửa sổ hoặc những chỗ mà nước có thể thấm để khắc phục ngay lập tức.
Lò nướng: Vào mùa mưa, lò nướng thường bị rỉ sét. Vì thế, bạn nên quét một lớp sơn mới quanh khu lò nướng.
Thiết bị điện: Bạn nên nhanh chóng thay thế các dây điện bị hư hỏng. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ về vấn đề rò rỉ nước ở khu vực gần ổ cắm, công tắc và dây điện phòng trường hợp chúng bị ngấm nước mưa. Dùng nắp nhựa để đậy các công tắc hoặc một số thiết bị điện khác như biến tần, máy phát điện và máy ổn áp… đồng thời thay thế những dây điện bị hư hỏng ngay lập tức để tránh bị điện giật.
Cửa ra vào: Ngày mưa, những cánh cửa ra vào bằng gồ thường co lại, khiến cho cửa và bàn lề bị lỏng, vì thế, bạn nên kiểm tra bàn lề cửa và cố định lại hoặc thay bằng bàn lề mới để đảm bảo cánh cửa không bị bung ra.
Cây trong nhà: Bạn không nên để nhiều cây xanh trong nhà bởi điều này sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn ẩm ướt hơn.

From the same category