10 lý do chứng minh nên “kết nạp” nâng tạ vào chế độ tập luyện

Nâng tạ, chạy bộ và đạp xe là ba hình thức rèn luyện tuyệt vời khi không chỉ bổ sung mà còn hỗ trợ lẫn nhau để mang đến sự phát triển toàn diện cho cơ thể. Trong khi chạy bộ và đạp xe tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng tạ lại giúp xây dựng sức mạnh cơ bắp và cải thiện độ bền. Việc kết hợp cả ba môn này tạo nên một chương trình tập luyện toàn diện, vừa giúp tăng cường thể lực vừa duy trì vóc dáng cân đối.

1. Tăng cường phát triển cơ bắp khi kết hợp chạy bộ

Chạy bộ là một bài tập giúp phát triển cơ bắp chân, đặc biệt là cơ bắp chuối. Bên cạnh những tác động lên nhóm cơ chân dưới, bộ môn này còn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch và sự bền bỉ. Để có được hiệu quả toàn diện hơn cho cơ thể, các vận động viên thường kết hợp chạy nước rút, nơi họ tối đa hóa tốc độ và năng lượng. Tuy nhiên, việc bổ sung tập tạ vào lịch tập luyện không chỉ giúp tăng cường sức mạnh ở phần chân mà còn kích thích phát triển cơ bắp trên toàn bộ cơ thể, mang lại sự cân bằng cần thiết trong chương trình tập luyện.

2. Đạp xe kết hợp tập tạ giúp phát triển cơ đùi và tạo dáng mông

Những vận động viên đạp xe thường sở hữu cơ đùi rất ấn tượng. Và để có cơ đùi nét và đẹp đến vậy là nhờ những bài tập đạp xe phối hợp. Đạp xe không gây sức ép lên khớp đầu gối và bạn có thể thay đổi độ khó của bài tập. Tuy nhiên, những người đạp xe lại bị hạn chế ở phần hông và mông. Đùi rất to và đẹp nhưng mông lại không được săn chắc và căng. Bên cạnh đó còn phát sinh một số những vấn đề khác như đau lưng dưới hay dáng ngồi bị hỏng. Do vậy, nhằm khắc phục tình trạng này, nhiều vận động viên đã bổ sung tập tạ vào thói quen tập luyện để có thể giúp cải thiện sự săn chắc và tạo dáng cơ mông, cùng với việc hỗ trợ các nhóm cơ khác trong cơ thể.

3. Giảm thiểu nguy cơ trầy xước khi chạy bộ

Một trong những vấn đề mà người chạy bộ thường gặp là nguy cơ bị trầy xước do lực ma sát giữa các nhóm cơ trong quá trình vận động. Đây là điều dễ xảy ra, nhưng với sự kết hợp của các bài tập thể lực, bạn có thể cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, giúp giảm thiểu chấn thương trong quá trình chạy.

4. Kết hợp đạp xe nhằm tăng cường cơ bắp

Đối với nhiều người, việc ngồi lâu trên xe đạp sẽ cảm thấy bất tiện, đặc biệt sau một ngày dài họ phải “gắn liền” với chiếc ghế ở văn phòng. Để khắc phục điều này, việc kết hợp đạp xe với tập tạ sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tư thế. Nhờ đó, việc đạp xe sẽ trở thành một hoạt động dễ chịu hơn, vừa giúp bạn thư giãn vừa rèn luyện sức khỏe.

5. Kích thích các nhóm cơ

Các nhóm cơ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện giúp bạn làm tốt mọi việc. Nhóm cơ khỏe mạnh mang đến năng lượng dồi dào hơn, sức chịu đựng bền bỉ hơn, giải thoát các khớp và mô nối khỏi những áp lực không cần thiết. Và không có gì cải thiện sự khỏe mạnh của bạn bằng các bài tập với tạ hay khối lượng cơ thể.

6. Tập thể lực tốt cho việc tăng cơ

Mặc dù các bài tập như chạy bộ và đạp xe mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và thể lực, và đặc biệt giúp tăng cơ hiệu quả đối với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian, tác dụng của các bài tập này đối với việc phát triển kích thước và khối lượng cơ bắp sẽ giảm đi. Và đó là thời điểm việc chuyển sang giai đoạn tập tạ trở nên cần thiết. Tập tạ không chỉ giúp bạn tăng cường sức mạnh mà còn thúc đẩy sự phát triển cơ bắp một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng trọng lượng, bạn có thể điều chỉnh và tăng dần mức độ khó của bài tập, từ đó kích thích cơ bắp phát triển và thích nghi tốt hơn.

7. Tập thể lực tốt cho quá trình trao đổi chất

Cơ bắp chính là hệ quả của quá trình trao đổi chất của bạn. Tỷ lệ cơ bắp ngày càng tăng điều đó chứng tỏ bạn sẽ đốt cháy được nhiều calorie khi nghỉ ngơi. Khi tập thể lực với tạ hay trọng lượng cơ thể, quá trình xây dựng cơ bắp cũng như quá trình trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra trong quá trình nghỉ ngơi và hồi sức.

8. Tập thể lực tốt cho sự linh hoạt

Không giống như đạp xe hay chạy bộ, những động tác trong các bài tập thể lực như gánh tạ, đu xà, chống đẩy giúp bạn rèn luyện được các khớp một cách bài bản, giúp cho cơ thể của bạn có sự linh hoạt, năng động hơn.

9. Tập thể lực giúp giảm nguy cơ chấn thương

Đây là một sự thật được thừa nhận bởi rất nhiều người. Ngay cả những vận động viên đạp xe hay chạy bộ cũng đều phải thực hiện các bài tập thể lực để có thể phát huy được khả năng của bản thân. Tập thể lực giúp bạn cải thiện được sự cân bằng, tối đa hóa được những động tác mà chỉ chạy bộ hay đạp xe thì không hiệu quả.

10. Tập thể lực giúp đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn

Các bài tập thể lực giúp tối đa hóa việc phát triển từng sợi cơ trong cơ thể bạn, không chỉ cơ bắp chuối và cơ đùi. Bài tập thể lực tác động lên toàn bộ cơ thể, sự cân đối và hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn hẳn. Nếu bạn muốn có một cơ thể cân đối, sự dẻo dai, bền bỉ, bạn không thể bỏ qua những bài tập với tạ hay khối lượng cơ thể.

Nâng tạ không đơn thuần chỉ là một môn thể thao rèn luyện cơ bắp, mà còn là một cách thức để nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt khi kết hợp với các bài tập tim mạch như chạy bộ và đạp xe. Tổ hợp góp phần giúp người tập thiết lập nên một chế độ tập luyện toàn diện, không chỉ đạt được hình thể lý tưởng mà còn nâng cao sức bền, sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể.


From the same category