Dòng chảy nhạc Trịnh trong cuộc sống hiện đại - Tạp chí Đẹp

Nhạc Trịnh ngày nay vẫn còn giữ được sức lan tỏa trong cộng đồng người nghe nhạc, bằng chứng là chúng ta vẫn có thể tận hưởng những bản tình ca bất hủ thông qua phim ảnh hay các không gian quán cà phê nhạc Trịnh.

Đây là bộ phim được sản xuất dựa trên cuộc đời của cố nhạc sỹ gốc Huế. Đạo diễn đã lựa chọn một góc nhìn mới lạ để khai thác chuyện tình cảm của ông khi kể về cuộc đời của người nhạc sỹ, bắt đầu từ cuộc gặp gỡ với Yoshii Michiko – du học sinh đến từ Nhật Bản tại Paris, Pháp. Thời điểm ấy, cô gái xứ phù tang khoảng 30 tuổi, có thể nói tiếng Việt, trong khi nhạc sỹ đã 45 tuổi.

Cảm phục và ngưỡng mộ trước Trịnh Công Sơn, Michiko đã dành nhiều thời gian và công sức của mình trong việc tìm hiểu ý nghĩa trong từng ca khúc của ông, từ đó, cô dẫn người xem cùng đi phiêu lưu tìm hiểu những câu chuyện cuộc đời của nhạc sỹ họ Trịnh.

Với bối cảnh hoài cổ giai đoạn giữa thập niên 70 và 90, “Em và Trịnh” sẽ khiến người xem chìm đắm trong chuyện tình yêu của Trịnh Công Sơn với những bóng hồng đi qua cuộc đời mình như Khánh Ly, Michiko, Thanh Thúy, Dao Ánh… Đây cũng là thời điểm mà ông cho ra đời nhiều tác phẩm bất hủ sau này.

Sau 2 tháng đắn đo trong việc tìm diễn viên phù hợp với hình ảnh của Trịnh Công Sơn, cuối cùng ekip của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh – người chỉ đạo chính sản xuất “Em và Trịnh” cuối cùng cũng đã công bố gương mặt sáng giá nhất. Thật bất ngờ, Avin Lu – nam diễn viên mới nổi trong bộ phim Sài Gòn trong cơn mưa đã được lựa chọn trong việc hóa thân thành cố nhạc sỹ họ Trịnh. Giải thích cho sự lựa chọn này, đạo diễn Gia Linh cho rằng ở Avin Lu gợi nhớ tới hình ảnh của Trịnh Công Sơn ngày xưa – có sự nhút nhát hồn nhiên, chút lãng mạn nghệ sỹ.

Bên cạnh nam diễn viên đóng vai Trịnh Công Sơn, những người được lựa chọn đóng vai bóng hồng của cố nhạc sỹ gốc Huế cũng vô cùng đáng quan tâm. Những người được lựa chọn bao gồm Lan Thy (vai Bích Diễm), Hoàng Hà (vai Dao Ánh), Nhật Linh (vai danh ca Thanh Thúy) đảm nhận. Đây đều là những gương mặt mới, chỉ vừa bắt đầu chạm ngõ vào làng phim điện ảnh nhưng đã được ông Gia Linh tin tưởng và đánh giá cao. Hiện tại, 2 “nàng thơ” là danh ca Khánh Ly, Michiko Yoshii vẫn chưa được công bố.

Bộ phim hiện tại được dự kiến quay vào tháng 11/2020 và sẽ được trình chiếu vào đúng dịp 20 năm ngày giỗ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Phòng trà Trịnh Ca

Nhắc đến cà phê nhạc Trịnh, phòng trà Trịnh Ca thường là địa điểm yêu thích của những người đam mê nhạc Trịnh. Không gian của quán mang đậm chất Trịnh, được đặc trưng bằng mái ngói đỏ, tường gạch mộc và khung cửa sổ hình chữ Thọ. Bên trong quán treo nhiều hình ảnh của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn của nhiều thời kỳ tuổi tác, từ những bức tranh đen trắng đến những bức tranh màu.

Nét đẹp cổ kính của phòng trà Trịnh Ca

Vào mỗi tối thứ Năm và Chủ nhật, con ngõ nhỏ sâu trong phố Tô Hiệu lại nhộn nhịp khách đến thưởng thức những buổi biển diễn nhạc Trịnh của quán.

Địa chỉ: Số 108A D2, ngõ 233 Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhà sàn Art Cafe

Từ không gian nghệ thuật đầu tiên của Việt Nam với cái tên Nhà sàn Studio, được thành lập năm 1997 bởi nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức và nghệ sĩ Trần Lương, đến thời điểm hiện tại, Nhà sàn Art Cafe đã trở thành địa điểm yêu thích của những người muốn đắm chìm trong những giai điệu mộc mạc; ngắm nhìn những khoảng thời gian tưởng chừng như đã mất của một thời đáng lưu giữ.

Không gian quán đậm chất Tây Bắc của Nhà Sàn Art Cafe

Toàn bộ không gian nhà sàn được thiết kế mộc dưới con mắt của những người nghệ sỹ tài hoa. Khách đến quán có thể tận hưởng những khúc tình ca đầy da diết của Trịnh Công Sơn và cả những sáng tác trước 1975 của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên.

Địa chỉ: ngõ 462 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội.

Cafe Cuối Ngõ

Đúng như tên gọi, Cafe Cuối Ngõ là một căn nhà cổ nằm sâu trong con ngõ 68 Cầu Giấy. Quán đặc biệt bởi không gian ấm cúng và tĩnh lặng, là địa điểm thích hợp cho những ai muốn tạm thời quên đi cuộc sống bộn bề và muốn đắm mình vào âm nhạc du dương.

Những bình hoa tươi điểm xuyết cho không gian hoài cổ tại Cà phê Cuối ngõ.

Mỗi tối thứ Sáu, quán thường tổ chức các đêm nhạc Trịnh với sự tham gia của nhiều nhạc công, ca sỹ.

Địa chỉ: Số 4, Ngách 78, ngõ 68 Cầu Giấy, Hà Nội.

Cafe Cuối Ngõ

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ tại phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Cà phê Trịnh cũng là một địa điểm ưa thích của cộng đồng người yêu nhạc Trịnh. Quán có hai tầng, được decor theo phong cách cổ điển với nhiều góc chụp ảnh cực vintage.

Khách đến quán sẽ được thưởng thức những bản nhạc Trịnh du dương trong một không gian đầy nghệ thuật. Hằng tuần, vào tối thứ Sáu, quán cũng tổ chức đêm nhạc sống với sự tham gia của nhiều ca sỹ, nhạc sỹ tài năng.

Những bình hoa tươi điểm xuyết cho không gian hoài cổ tại Cà phê Cuối ngõ.

Địa chỉ: Số 28, ngõ 45 (ngõ 1 cũ) phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy Hà Nội.

Nhạc Trịnh không chỉ hiện hữu trong những tác phẩm nghệ thuật mà còn len lỏi vào trong từng góc phố con đường, vào cuộc sống hằng ngày của những tín đồ âm nhạc./.

BẢN QUYỀN NỘI DUNG
THUỘC BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM &
TẠP CHÍ ĐẸP