Hãy khôn ngoan khi đối mặt với khái niệm “non-comedogenic” - Tạp chí Đẹp

Hãy khôn ngoan khi đối mặt với khái niệm “non-comedogenic”

“Comedones” là một từ chuyên ngành để chỉ mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Theo định nghĩa của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỹ phẩm “non-comedogenic” nghĩa là mỹ phẩm không chứa các thành phần đã được chứng minh là có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, đây cũng là một khái niệm khá lập lờ, không được đảm bảo tuyệt đối. Bởi FDA lại không hề đưa ra danh sách các nguyên liệu nào đủ tiêu chuẩn được sử dụng trong mỹ phẩm “non-comedogenic”.

Thông thường, các loại mỹ phẩm đề nhãn “non-comedogenic” nghĩa là qua thử nghiệm thì sản phẩm này không gây mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng trên da, hoặc ít nguy cơ gây mụn. Nhưng quan trọng là khái niệm “non-comedogenic” này không được được một cơ quan có thẩm quyền nào xác nhận, cũng không có tổ chức nào cung cấp các chứng nhận khách quan là mỹ phẩm có “non-comedogenic” hay không. Nói cách khác, tiêu chuẩn “non-comedogenic” không giống như tiêu chuẩn “hữu cơ” (organic), mà nó giống như khái niệm “mỹ phẩm thiên nhiên”, “mỹ phẩm lành tính”, các thương hiệu có thể tùy ý quảng cáo rằng sản phẩm của họ “non-comedogenic”. 

Một bức ảnh do @iamgreenmindedcom đăng vào Th05 1, 2016 lúc 8:53am PDT

Tất nhiên, dòng chữ “non-comedogenic” không đến mức vô dụng. Với những người có làn da nhiều dầu, dễ nổi mụn, thì có thể coi đây là một thông tin mang tính tham khảo, tức là cụm từ “non-comedogenic” tương đương với nghĩa “dành cho da dầu, mụn”. Việc ưu tiên dùng thử các sản phẩm có chữ “non-comedogenic” mặc dù không đảm bảo một lựa chọn chính xác, nhưng cũng giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm. 

Đối với các cô nàng da dầu, nhiều mụn, sợ lỗ chân lông bị bít tắc và giãn nở trong mùa hè, thì cần quan tâm nhất tới 4 nhóm sản phẩm sau:

1. Kem dưỡng ẩm

Đối với làn da dầu, kem dưỡng ẩm trong mùa hè cần phải có kết cấu mỏng, lỏng, có thể là dạng gel hoặc dạng sữa. Các loại kem dưỡng có chữ “non-comedogenic” có thể là một gợi ý tốt, nhưng nếu không có thì bạn hãy tìm những cụm từ tương đương, ví dụ “non-oily” (không nhờn dính), hoặc “non-acnegenic” (không gây mụn). Bạn cũng không nhất thiết phải thoa kem dưỡng ẩm cả vào vùng chữ T, vì đây là những vùng thường đổ dầu nhiều, tự duy trì được độ ẩm tự nhiên, nếu thoa thêm kem dưỡng thì có thể dễ gây mụn nhiều hơn.


Sản phẩm gợi ý: Kem dưỡng ẩm La Roche-Posay – Effaclar Mat 

2. Sữa rửa mặt

Khái niệm “non-comedogenic” có thể hữu ích hơn khi bạn lựa chọn sữa rửa mặt hoặc dung dịch tẩy trang hàng ngày, nếu như sợ rằng các loại sữa rửa mặt trị mụn dành riêng cho da dầu có thể hơi mạnh và làm khô da của bạn.

Sản phẩm gợi ý:


Sữa rửa mặt Avene – Gentle Gel Cleanser


Dung dịch tẩy trang Bioderma – Sensibio H2O Micellar Water 

3. Kem nền

Kem nền có độ che phủ càng cao thì càng có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông, nên trong mùa hè này thì bạn nên ưu tiên dùng kem dưỡng có màu (tinted moisturiser) hoặc dùng luôn kem chống nắng có màu (tinted sunscreen) thay cho kem nền để cắt giảm các bước trang điểm. Kem nền dù có nhãn “non-comedogenic” cũng phải được tẩy trang thật kỹ vào mỗi buổi tối thì mới đảm bảo làn da không mụn.


Sản phẩm gợi ý: Kem dưỡng ẩm có màu Nars – Tinted Moisturizer

Eve Nguyễn

Tổng hợp từ Skincareguide, Getthegloss & Dermletter

logo

Thực hiện: depweb

10/05/2016, 17:42